Danh mục

Một số giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 606.06 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tham luận này gồm có hai phần. Phần thứ nhất trình bày các giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các bên liên quan bao gồm sinh viên, nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước. Phần thứ hai giới thiệu các hoạt động giải quyết việc làm cho sinh viên của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP PGS. TS. Cao Hào Thi Hiệu trưởng Trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn1. GIỚI THIỆU Quyết định học đại học của người học về mặt bản chất không chỉ là quyết định đầutư của riêng sinh viên hay gia đình của họ mà còn là sự đầu tư của xã hội. Bởi vì cho dùsinh viên học ở các trường đại học công hay tư đều nhận được sự tài trợ nhiều hay ít từ nhànước và các tổ chức trong xã hội. Một trong những dấu hiệu cho thấy sự đầu tư học đại học không thành công là khisinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Vì vậy, vấn đề việc làm cho sinh viên sautốt nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một chủ đề được xã hội quan tâmnhiều, trong đó có Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn của chúng tôi. Bài tham luận này của chúng tôi không phải là một nghiên cứu hàn lâm. Bài thamluận này chủ yếu dựa trên những hoạt động thực tiễn trong quá trình quản lý trường đạihọc nhằm chia sẻ để cùng nhau tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên saukhi tốt nghiệp. Bài tham luận này gồm có hai phần. Phần thứ nhất trình bày các giải pháp giải quyếtviệc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các bên liên quan bao gồm sinh viên, nhàtrường, doanh nghiệp và nhà nước. Phần thứ hai giới thiệu các hoạt động giải quyết việclàm cho sinh viên của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 2.1. Giải pháp từ phía sinh viên Để tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đóng vai trò chủ động và tíchcực trong suốt quá trình học tập tại trường. Năng lực của sinh viên là yếu tố quyết địnhtrong sự thành công tìm kiếm việc làm. Muốn vậy: - Sinh viên cần phải có tinh thần lập thân, lập nghiệp. Tinh thần này sẽ tạo động lựchọc tập cho sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường; giúp cho sinh viên tập trungvào mục tiêu có việc làm sau khi tốt nghiệp và thành đạt trong công việc sau này. - Sinh viên phải chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp với: + Sở thích 37LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… + Năng lực + Nhu cầu xã hội Việc chọn đúng ngành học không chỉ giúp cho sinh viên vui khỏe trong thời gian họcmà còn giúp người người học cảm thấy hạnh phúc trong quá trình làm việc tương lai. Để giúp sinh viên chọn ngành học và nghề nghiệp đúng, các trường trung học phổthông cần tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, bên cạnh đó, các trườngđại học cần giới thiệu đầy đủ thông tin về các ngành học của trường cho học sinh phổ thôngtrong các hoạt động tư vấn của nhà trường. - Ngoài việc học kiến thức và kỹ năng chuyên môn tại giảng đường và phòng thínghiệm, sinh viên cần được tăng cường thêm năng lực về một số mặt: + Ngoại ngữ Anh + Kỹ năng mềm + Phong cách làm việc chuyên nghiệp + Văn, thể, mỹ Các năng lực này sẽ được rèn luyện thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạtđộng ở các câu lạc bộ của nhà trường và các tổ chức trong xã hội. 2.2. Giải pháp từ phía nhà trường Chất lượng đào tạo là nhân tố quan trọng trong việc hình thành năng lực làm việc củasinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Để nâng cao chất lượng đàotạo, nhà trường cần tập trung vào các hoạt động sau: a. Hoạt động đào tạo Trong hoạt động đào tạo cần quan tâm đến việc phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất vàchương trình đào tạo: - Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; cũng nhưnăng lực quản lý cho cán bộ quản lý và huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên. - Mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất; cải tiến các trang thiết bị giảng dạy. - Luôn cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của xã hội. - Định kỳ thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo của nhàtrường. Việc kiểm định là cơ sở khách quan đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động đào tạocủa nhà trường. - Thường xuyên thực hiện khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. - Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên. - Trong điều kiện đảm bảo các qui định, nhà trường có thể cho phép sinh viên chuyển38 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCđổi ngành học. b. Hoạt động liên kết/hợp tác với doanh nghiệp Quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần được xây dựng trên nềntảng bình đẳng và có lợi cho hai bên nhằm góp phần vào sự phát triển chung cho xã hội.Trong việc hợp tác này, Trường đạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: