Một số giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 638.40 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày thực trạng và những thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải khi lựa chọn triển khai ERP, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP 160 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP GIA TĂNG KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP ThS Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt* TÓM TẮT Ứng dụng ERP giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý và phân phối dữ liệu một cách hiệu quả, đồng nhất, tránh trùng lặp và kịp thời, nhằm đáp ứng các nhu cầu về quản trị tổng thể. Vào thời điểm hiện tại, khi mà chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, hệ thống ERP chính là công cụ quan trọng, là nền tảng đảm bảo sự thành công cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. ERP giúp số hóa, quy trình hóa và kết nối mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Bài viết trình bày thực trạng và những thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải khi lựa chọn triển khai ERP, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP. Từ khóa: ERP, triển khai ERP, thất bại khi triển khai dự án ERP 1. Giới thiệu và đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đồng thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Giải pháp để doanh nghiệp tự hoàn thiện mình không gì khác chính là ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị và vận hành doanh nghiệp theo phương thức thủ công gây khó khăn trong việc khớp nối kế hoạch sản xuất và kế hoạch kinh doanh, khó chủ động và tối ưu hóa được nguồn lực của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, quản trị thủ công rất khó điều phối hợp lý về nhiều mặt, khó tối ưu về quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất, kinh doanh… ERP là ứng dụng giúp quản trị tổng thể doanh nghiệp, vận hành theo quy trình chuẩn, có sự phối hợp, liên kết giữa các bộ phận; dữ liệu được chia sẻ tức thời giúp doanh nghiệp khắc phục các bất cập, khó khăn của quản trị thủ công; kiểm soát hồ sơ và tra cứu thông tin sản phẩm, kiểm soát chi phí, marketing, kiểm soát dòng tiền, quản lý nợ,.. Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các phần mềm quản trị tiên tiến để tối ưu hóa quản trị tổng thể doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường là giải pháp được lựa chọn bởi các doanh nghiệp hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing * CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 161 triển khai phần mềm ERP để xây dựng quy trình làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất và tối ưu các hoạt động quản lý. Nhu cầu ứng dụng ERP tăng lên cho thấy các giải pháp ERP thực sự hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích như doanh nghiệp mong muốn. Tuy nhiên, việc xây dựng thành công hệ thống ERP tối ưu ngay từ đầu là điều không hề dễ dàng, bên cạnh những doanh nghiệp đã áp dụng thành công, vẫn có những doanh nghiệp gặp thất bại khi triển khai ERP, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai. Bài viết nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu từ các website của các công ty phần mềm, các cổng thông tin và bài viết của các tác giả trên các báo, tạp chí để tìm hiểu và làm rõ thực trạng triển khai ERP trong các doanh nghiệp hiện nay; xu hướng chuyển đổi số ERP và những thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình triển khai ERP. Thông qua số liệu, những đánh giá đã thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và đề xuất một số giải pháp mà doanh nghiệp nên thực hiện để có sự chuẩn bị hiệu quả, góp phần gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP trong giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các khái niệm liên quan – Chuyển đổi số (Digital transformation): là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021). – Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tận dụng lợi thế của công nghệ để tác động thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức vận hành doanh nghiệp nhằm mang đến giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp, thích ứng với xu hướng phát triển công nghệ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp (Tú, 2022). – ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP 160 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP GIA TĂNG KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP ThS Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt* TÓM TẮT Ứng dụng ERP giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý và phân phối dữ liệu một cách hiệu quả, đồng nhất, tránh trùng lặp và kịp thời, nhằm đáp ứng các nhu cầu về quản trị tổng thể. Vào thời điểm hiện tại, khi mà chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, hệ thống ERP chính là công cụ quan trọng, là nền tảng đảm bảo sự thành công cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. ERP giúp số hóa, quy trình hóa và kết nối mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Bài viết trình bày thực trạng và những thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải khi lựa chọn triển khai ERP, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP. Từ khóa: ERP, triển khai ERP, thất bại khi triển khai dự án ERP 1. Giới thiệu và đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đồng thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Giải pháp để doanh nghiệp tự hoàn thiện mình không gì khác chính là ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị và vận hành doanh nghiệp theo phương thức thủ công gây khó khăn trong việc khớp nối kế hoạch sản xuất và kế hoạch kinh doanh, khó chủ động và tối ưu hóa được nguồn lực của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, quản trị thủ công rất khó điều phối hợp lý về nhiều mặt, khó tối ưu về quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất, kinh doanh… ERP là ứng dụng giúp quản trị tổng thể doanh nghiệp, vận hành theo quy trình chuẩn, có sự phối hợp, liên kết giữa các bộ phận; dữ liệu được chia sẻ tức thời giúp doanh nghiệp khắc phục các bất cập, khó khăn của quản trị thủ công; kiểm soát hồ sơ và tra cứu thông tin sản phẩm, kiểm soát chi phí, marketing, kiểm soát dòng tiền, quản lý nợ,.. Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các phần mềm quản trị tiên tiến để tối ưu hóa quản trị tổng thể doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường là giải pháp được lựa chọn bởi các doanh nghiệp hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing * CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 161 triển khai phần mềm ERP để xây dựng quy trình làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất và tối ưu các hoạt động quản lý. Nhu cầu ứng dụng ERP tăng lên cho thấy các giải pháp ERP thực sự hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích như doanh nghiệp mong muốn. Tuy nhiên, việc xây dựng thành công hệ thống ERP tối ưu ngay từ đầu là điều không hề dễ dàng, bên cạnh những doanh nghiệp đã áp dụng thành công, vẫn có những doanh nghiệp gặp thất bại khi triển khai ERP, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai. Bài viết nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu từ các website của các công ty phần mềm, các cổng thông tin và bài viết của các tác giả trên các báo, tạp chí để tìm hiểu và làm rõ thực trạng triển khai ERP trong các doanh nghiệp hiện nay; xu hướng chuyển đổi số ERP và những thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình triển khai ERP. Thông qua số liệu, những đánh giá đã thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và đề xuất một số giải pháp mà doanh nghiệp nên thực hiện để có sự chuẩn bị hiệu quả, góp phần gia tăng khả năng thành công khi triển khai dự án ERP trong giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các khái niệm liên quan – Chuyển đổi số (Digital transformation): là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021). – Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tận dụng lợi thế của công nghệ để tác động thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức vận hành doanh nghiệp nhằm mang đến giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp, thích ứng với xu hướng phát triển công nghệ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp (Tú, 2022). – ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyển đổi số Triển khai dự án ERP Quản trị và vận hành doanh nghiệp Công nghệ ERP Xu hướng chuyển đổi số ERP Điện toán đám mâyTài liệu liên quan:
-
11 trang 461 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 450 1 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 341 1 0 -
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 324 0 0 -
6 trang 324 0 0
-
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 279 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 264 0 0 -
11 trang 251 0 0
-
7 trang 247 0 0
-
5 trang 230 0 0