Danh mục

Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Vinh về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 525.42 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạy học tích hợp là một nội dung đổi mới mang tầm chiến lược của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, để đào tạo được giáo viên có đủ năng lực thực thi dạy học tích hợp, đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm phải nâng cao năng lực này. Bài tham luận dưới đây đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên về dạy học tích hợp thông qua việc hình thành thái độ tích cực, tăng cường hiểu biết và rèn luyện kĩ năng, đổi phương pháp dạy học tích hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Vinh về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên hiện nay Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 27-33 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN KHỐI NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HIỆN NAY Phạm Thị Hương (1), Trương Thị Thanh Mai (2) 1 Trường Đại học Vinh 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Ngày nhận bài 08/10/2017, ngày nhận đăng 12/12/2017 Tóm tắt: Dạy học tích hợp là một nội dung đổi mới mang tầm chiến lược của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, để đào tạo được giáo viên có đủ năng lực thực thi dạy học tích hợp, đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm phải nâng cao năng lực này. Bài tham luận dưới đây đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên về dạy học tích hợp thông qua việc hình thành thái độ tích cực, tăng cường hiểu biết và rèn luyện kĩ năng, đổi phương pháp dạy học tích hợp. 1. Đặt vấn đề Quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, điều này đã tạo ra cơ hội cho nền giáo dục Việt Nam tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, mô hình giáo dục, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trước yêu cầu thực tiễn này, chương trình giáo dục đại học và giáo dục phổ thông đã có những bước chuyển mạnh mẽ từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực. Hướng tiếp cận này đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo; lựa chọn nội dung cơ bản, hiện đại, thực tiễn; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và cách thức kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo. Theo quyết định số 711/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/6/2012, chương trình giáo dục phổ thông sẽ được xây dựng và phát triển theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, bao gồm các năng lực chung như năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề… và các năng lực chuyên biệt ứng với từng lĩnh vực, khoa học chuyên ngành, trong đó có Khoa học Sinh học. Để từng bước hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt nói trên, dạy học tích hợp (DHTH) và dạy học phân hóa là hai con đường tất yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chương trình giáo dục phổ thông. Tích hợp ở cấp dưới và phân hóa dần ở cấp trên với mức độ ngày càng cao nhằm giúp HS đáp ứng mục tiêu dạy học, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt, hài hòa. Trong tình hình thực tiễn giáo dục và đào tạo hiện nay, vấn đề dạy học phân hóa (chỉ đề cập đến phân hóa nội dung) không là một vấn đề xa lạ, bởi thực chất đường hướng giáo dục và đào tạo hiện nay mang tính phân hóa cao. Ở bậc phổ thông, các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên được phân thành Vật lý, Hóa học, Sinh học… một cách rõ ràng; ở bậc Đại học, . Email: phamhuongdhv@gmail.com (P. T. Hương) 27 P. T. Hương, T. T. T. Mai / Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên… mỗi một lĩnh vực khoa học lại được chia thành các học phần với chuyên ngành hẹp khác nhau, trong khi đó, dạy học tích hợp lại là một vấn đề còn khá xa lạ và mới mẻ, không chỉ với học sinh (HS) mà còn với đa số giáo viên, giảng viên các cấp. Tuy nhiên, tăng cường dạy học tích hợp và dạy học phân hóa là con đường tất yếu của chương trình giáo dục phổ sau năm 2015. Vì vậy, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy (PPGD) ở bậc đại học cũng cần có những thay đổi đáng kể để đáp ứng mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực trong việc thực thi dạy học tích hợp. 2. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp 2.1. Khái niệm dạy học tích hợp Trong lí luận dạy học, “tích hợp” được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học hoặc các hợp phần của môn đó. “Dạy học tích hợp” là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống [1]. Nói một cách khác, dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp - có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân [5]. 28 2.2. Sự cần thiết của dạy học tích hợp Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều không tồn tại một cách cô lập, riêng rẽ mà ít nhiều có mối liên hệ với nhau, có thể tương đồng hoặc có cùng nguồn gốc. Vì vậy, để nhận biết và giải q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: