Danh mục

Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Bài viết này trình bày một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHMỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Bùi Thị Vân Anh (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục chính trị) GVHD: ThS Lê Thanh Hà1. Lời mở đầu Để đáp ứng được những yêu cầu xã hội hiện nay, mục tiêu đào tạo ở nhà trườngtrung học phổ thông (THPT) Việt Nam là đào tạo con người mới, phát triển toàn diện,phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sựphát triển của thời đại. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật chohọc sinh được thực hiện ở tất cả các môn học thông qua các hình thức giáo dục trongnhà trường. Nhưng chỉ môn Giáo dục công dân mới có thể trực tiếp giáo dục cho họcsinh những tri thức trên một cách có hệ thống toàn diện nhất. Tuy nhiên, thực tế gầnđây cho thấy chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở THPT ngày một giảm sút.Hệ quả của việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: cơ sở vật chất chưa đầy đủ,kiến thức hàn lâm khô khan, giáo viên dạy chưa đổi mới phương pháp nên không gâyđược hứng thú, học sinh và phụ huynh tỏ vẻ thờ ơ, không quan tâm đến môn học,…Trong Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh nhân dịpđầu năm học mới 1968-1969, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Dù khó khăn đến đâu cũngphải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Khắc ghi lời dạy của Người, chúng ta phải cốgắng tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, trong đó có môn Giáodục công dân ở THPT. Hiện nay, vấn đề bức thiết nhất xuất phát từ thái độ thờ ơ, không quan tâm, khônghứng thú, không tích cực trong giờ học Giáo dục công dân. Vì thế, tác giả đã mạnh dạnchọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trongdạy học môn Giáo dục công dân lớp 10” để góp phần vào việc nâng cao chất lượnggiảng dạy môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT.2. Cơ sở lí luận cho việc nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học mônGiáo dục công dân lớp 10 2.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngay từ trước công nguyên, Khổng Tử - nhà triết học, nhà văn hóa, nhà giáo dụcTrung Quốc đã quan tâm đến dạy học làm sao phải phát huy được tính tích cực suynghĩ của học trò. Ông yêu cầu học sinh phải cố gắng tự suy nghĩ trong học tập: “Họcmà không suy nghĩ thì uổng công vô ích, suy nghĩ mà không học thì nguy hiểm.” I. Kant – triết gia tiêu biểu của Đức, cũng đã viết: “Cách tốt nhất để hiểu là làm”. Ở Châu Âu vào thế kỷ XVII (1592 – 1670), lí luận giáo dục của J.A.Comenxkiviết rằng: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn,14 Năm học 2012 - 2013phát triển nhân cách… Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinhhọc nhiều hơn.” Tuy nhiên phải đến đầu thế kỉ XX, phương pháp này bắt đầu được xuất hiện vàphát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây (như Pháp, Mỹ…), sau đó ảnh hưởng sâurộng, lan nhanh trên khắp thế giới. Đặc biệt vào những năm 50, 60 của thế kỉ XX, tronggiáo dục học Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nghiêncứu thực nghiệm trong lĩnh vực dạy học, dạy học phát triển, dạy học nêu vấn đề. Nhiềunhà tâm lí học đã nhận xét về các phương pháp mới đó như sau: “Chúng ta dạy dỗkhông phải để tạo ra trên trái đất những thư viện sống nhỏ bé mà là dạy cho học sinhbiết tham gia vào việc khai thác tri thức.” Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra cho nền giáo dục ViệtNam từ năm 1960. Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nướcngoài và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việccần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinhlàm trung tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong cácchỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, điều 28.2, đã ghi rõ:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Bên cạnh đó còn rất nhiều những công trình nghiên cứu, những bài báo, buổi hộithảo xoay quanh vấn đề này. Có thể kể đến chuyên đề dạy học của PGS-TS Vũ HồngTiến với những nội dung về khái niệm tính tích cực, phương pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: