Một số giải pháp nhằm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 493.30 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa để đánh giá tác động của các yếu tố (lao động, vốn và công nghệ) đến tăng trưởng thương mại hàng hóa thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nhằm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CƠ CẤU VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP SOLUTIONS TO RESTRUCTURE AND TRANSFORM COMMERICAL GROWTH MODEL OF DANANG CITY TOWARDS SUSTAINABILITY IN THE CONTEXT OF INTEGRATION TS. Trần Thị Hòa & ThS. Trần Văn Sang Trường Cao đẳng Thương mại Tóm tắt Giai đoạn 2003-2014, tăng trưởng thương mại của Đà Nẵng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế ngành bất hợp lý (đóng góp của yếu tố lao động: 67,83%, vốn: 6,37% và năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP: 25,8%). Để Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại của khu vực thời kỳ đến năm 2020 theo Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng, cấp thiết phải có những giải pháp cơ bản nhằm tái cơ cơ cấu kinh tế ngành và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập. Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học của các nghiên cứu trước đây ((Lewis (1954), Todaro (1969), Park, S.S (1992) và Ohsima (1993)), bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa để đánh giá tác động của các yếu tố (lao động, vốn và công nghệ) đến tăng trưởng thương mại hàng hóa thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập. Từ khóa: Thương mại, hội nhập, tăng trưởng thương mại. Abstract In the period 2003-2014, the commercial growth of Danang was mainly extensive with unreasonable economic structure of sectors (contribution of factors as the follows: labor: 67.83% capital: 6.37% and total factor productivity: 25.8%). In order to make Da Nang to become a commercial center of the region by 2020 under the Resolution No.33 of the Politburo and the overall planning of Danang’s economic - social development, it is urgent to propose solutions to restructure the basic economic structure and to transform commerical growth model towards sustainability in the context of integration. Based on the theoretical framework of economics of the previous studies ((Lewis (1954), Todaro (1969), Park, SS (1992) and Ohsima (1993)), the article has used statistical method and modeling method modeling to assess the impact of these factors (labor, capital and technology) on c commercial growth of Danang city in recent years. Then, some solutions for sustainable commercial development in Da Nang in the integration period are recommended. Key words: commerce, integration, commercial growth 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể khẳng định rằng, hoạt động TM của Thành phố Đà Nẵng (TPĐN) gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Bởi vậy, mỗi tác động của hội nhập quốc tế và các hiệp định thương mại (TM) tự do 485 đều có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh của ngành TM Đà Nẵng. Vì vậy, nhận diện và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TM TPĐN trong thời gian qua không chỉ là vấn đề thách thức đối với các nhà khoa học mà còn là câu hỏi khó với các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn TPĐN, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các câu hỏi đặt ra trong phát triển TM TPĐN hiện nay là: Trong thời gian qua, tăng trưởng TM hàng hóa TPĐN phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mức độ phụ thuộc bao nhiêu? Vị trí từng yếu tố như thế nào? Giải pháp nào được đề xuất nhằm phát triển bền vững TM trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng? Trả lời các câu hỏi này cũng có nghĩa là gợi ý chính sách cần tập trung nhằm thúc đẩy tăng trưởng TM. Do đó định lượng ảnh hưởng của các yếu tố sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển bền vững TM Đà Nẵng trong thời gian tới. Trước hết, bài viết sẽ đề cập cơ sở lý thuyết mô hình kinh tế lượng đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến TM hàng hóa Đà Nẵng. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH 2.1. Mô hình lượng hóa Theo Lewis (1954), Todaro (1969), Park (1992) và Ohsima (1993) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TM hàng hóa bao gồm tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và công nghệ. Để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng TM và các yếu tố ảnh hưởng, sử dụng hàm Cobb – Douglas: Y = aLαKβ (1) Trong đó: Y: GDP TM hàng hóa (giá so sánh 1994). a: Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP: Total Factor Productivity) – chủ yếu là yếu tố công nghệ, phản ánh chất lượng tăng trưởng. L: Số lượng lao động TM, phản ánh quy mô tăng trưởng. K: Vốn đầu tư TM hàng hóa (giá so sánh 1994), phản ánh quy mô tăng trưởng. α + β: Tổng hệ số co dãn cho biết xu hướng của hàm sản xuất về suất sinh lợi theo quy mô. Nếu α + β = 1: Năng suất biên ổn định. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm 1 đơn vị. Nếu α + β > 1: Năng suất biên tăng dần. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm hơn 1 đơn vị. Nếu α + β < 1: Năng suất biên giảm dần. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm nhỏ hơn 1 đơn vị. Theo đó, yếu tố tài nguyên thiên nhiên khi khai thác sẽ bổ sung vào vốn sản xuất, yếu tố công nghệ không đo lường trực tiếp mà sẽ tính gián tiếp. 2.2. Quy trình phân tích Quy trình phân tích được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Phân tích hồi quy để xác định hệ số co dãn và thực hiện các kiểm định: 486 a. Phân tích hồi quy: Thông qua phương pháp ước lượng α và β. Từ phương trình (1), lấy logarit 2 vế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nhằm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CƠ CẤU VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP SOLUTIONS TO RESTRUCTURE AND TRANSFORM COMMERICAL GROWTH MODEL OF DANANG CITY TOWARDS SUSTAINABILITY IN THE CONTEXT OF INTEGRATION TS. Trần Thị Hòa & ThS. Trần Văn Sang Trường Cao đẳng Thương mại Tóm tắt Giai đoạn 2003-2014, tăng trưởng thương mại của Đà Nẵng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế ngành bất hợp lý (đóng góp của yếu tố lao động: 67,83%, vốn: 6,37% và năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP: 25,8%). Để Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại của khu vực thời kỳ đến năm 2020 theo Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng, cấp thiết phải có những giải pháp cơ bản nhằm tái cơ cơ cấu kinh tế ngành và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập. Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học của các nghiên cứu trước đây ((Lewis (1954), Todaro (1969), Park, S.S (1992) và Ohsima (1993)), bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa để đánh giá tác động của các yếu tố (lao động, vốn và công nghệ) đến tăng trưởng thương mại hàng hóa thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập. Từ khóa: Thương mại, hội nhập, tăng trưởng thương mại. Abstract In the period 2003-2014, the commercial growth of Danang was mainly extensive with unreasonable economic structure of sectors (contribution of factors as the follows: labor: 67.83% capital: 6.37% and total factor productivity: 25.8%). In order to make Da Nang to become a commercial center of the region by 2020 under the Resolution No.33 of the Politburo and the overall planning of Danang’s economic - social development, it is urgent to propose solutions to restructure the basic economic structure and to transform commerical growth model towards sustainability in the context of integration. Based on the theoretical framework of economics of the previous studies ((Lewis (1954), Todaro (1969), Park, SS (1992) and Ohsima (1993)), the article has used statistical method and modeling method modeling to assess the impact of these factors (labor, capital and technology) on c commercial growth of Danang city in recent years. Then, some solutions for sustainable commercial development in Da Nang in the integration period are recommended. Key words: commerce, integration, commercial growth 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể khẳng định rằng, hoạt động TM của Thành phố Đà Nẵng (TPĐN) gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Bởi vậy, mỗi tác động của hội nhập quốc tế và các hiệp định thương mại (TM) tự do 485 đều có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh của ngành TM Đà Nẵng. Vì vậy, nhận diện và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TM TPĐN trong thời gian qua không chỉ là vấn đề thách thức đối với các nhà khoa học mà còn là câu hỏi khó với các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn TPĐN, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các câu hỏi đặt ra trong phát triển TM TPĐN hiện nay là: Trong thời gian qua, tăng trưởng TM hàng hóa TPĐN phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mức độ phụ thuộc bao nhiêu? Vị trí từng yếu tố như thế nào? Giải pháp nào được đề xuất nhằm phát triển bền vững TM trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng? Trả lời các câu hỏi này cũng có nghĩa là gợi ý chính sách cần tập trung nhằm thúc đẩy tăng trưởng TM. Do đó định lượng ảnh hưởng của các yếu tố sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển bền vững TM Đà Nẵng trong thời gian tới. Trước hết, bài viết sẽ đề cập cơ sở lý thuyết mô hình kinh tế lượng đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến TM hàng hóa Đà Nẵng. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH 2.1. Mô hình lượng hóa Theo Lewis (1954), Todaro (1969), Park (1992) và Ohsima (1993) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TM hàng hóa bao gồm tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và công nghệ. Để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng TM và các yếu tố ảnh hưởng, sử dụng hàm Cobb – Douglas: Y = aLαKβ (1) Trong đó: Y: GDP TM hàng hóa (giá so sánh 1994). a: Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP: Total Factor Productivity) – chủ yếu là yếu tố công nghệ, phản ánh chất lượng tăng trưởng. L: Số lượng lao động TM, phản ánh quy mô tăng trưởng. K: Vốn đầu tư TM hàng hóa (giá so sánh 1994), phản ánh quy mô tăng trưởng. α + β: Tổng hệ số co dãn cho biết xu hướng của hàm sản xuất về suất sinh lợi theo quy mô. Nếu α + β = 1: Năng suất biên ổn định. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm 1 đơn vị. Nếu α + β > 1: Năng suất biên tăng dần. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm hơn 1 đơn vị. Nếu α + β < 1: Năng suất biên giảm dần. Khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (vốn và lao động), đầu ra (GDP TM hàng hóa) sẽ tăng thêm nhỏ hơn 1 đơn vị. Theo đó, yếu tố tài nguyên thiên nhiên khi khai thác sẽ bổ sung vào vốn sản xuất, yếu tố công nghệ không đo lường trực tiếp mà sẽ tính gián tiếp. 2.2. Quy trình phân tích Quy trình phân tích được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Phân tích hồi quy để xác định hệ số co dãn và thực hiện các kiểm định: 486 a. Phân tích hồi quy: Thông qua phương pháp ước lượng α và β. Từ phương trình (1), lấy logarit 2 vế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại Tái cơ cấu ngành kinh tế Chiến lược phát triển kinh doanh Quá trình hội nhập kinh tế quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiềm năng, thách thức, xu hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
11 trang 269 0 0 -
12 trang 188 0 0
-
11 trang 171 0 0
-
19 trang 155 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 152 0 0 -
Lợi thế thị trường bán lẻ Việt Nam – thị trường mới nổi: Thu hút nhà đầu tư nước ngoài
6 trang 93 0 0 -
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 73 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 68 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 61 0 0