Danh mục

Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.73 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0" phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ CMCN 4.0; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nền kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững nhằm đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ThS. Trần Thị Thúy Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Email: thuytt@utt.edu.vnTóm tắt: Trong thời gian gần đây, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư(CMCN 4.0) thì xu hướng phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang đượchầu hết các quốc gia trên thế giới hướng tới, trong đó có Việt Nam. Việc xây dựng và hìnhthành phát triển một nền kinh tế xanh hay kinh tế tuần hoàn phù hợp trong thời kỳ CMCN4.0 ở Việt Nam là phương tiện, là đòn bẩy thúc đẩy nhằm đạt được kết quả phát triển bềnvững, bảo vệ môi trường cho đất nước. Thông qua bài viết, tác giả có phân tích, đánh giáthực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ CMCN 4.0; từ đó đềxuất một số giải pháp phát triển nền kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững nhằm đạtđược những kết quả tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.Từ khóa: Kinh tế xanh, phát triển bền vững, giải pháp, CMCN 4.0. SOME SOLUTIONS FOR GREEN ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM IN THE ARE TECHNOLOGY REVULOTION 4.0Abstract: In recent times, along with the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), thetrend of developing a green economy, a circular economy is being directed by mostcountries in the world, in which there is Vietnam. The construction and development of asuitable green or circular economy in the period of Industry 4.0 in Vietnam is a means andleverage to achieve sustainable development results, protect the environment, and protectthe environment. school for the country. Through the article, the author has analyzed andassessed the current situation of green economic development in Vietnam, in the period ofIndustry 4.0; thereby proposing some solutions to develop a green economy associatedwith sustainable development in order to achieve economic growth results to ensure socialsecurity and protect the environment.Keywords: Green economy, sustainable development, solution, Industry 4.0.Đặt vấn đề Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng diễn biến ngày càngphức tạp và được dự báo tăng nhanh trong tương lai của biến đổi khí hậu, cùng với nguồntài nguyên thiên nhiên bị phá hoại nghiêm trọng, kéo theo các tác động tiêu cực đến môitrường và xã hội, thì việc lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào phát triển kinh tế làđiều hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia. Nền kinh tế xanh sẽ là một hướng đi mới cho nềnkinh tế trong tương lai, sẽ tạo ra hàng trăm việc làm cho người lao động, tăng cường công 697bằng xã hội và phát triển thị trường hàng hóa, hay sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đếnnghèo đói, để từ đó phát triển nền kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, trong thời gian qua, vấn đề phát triển kinh tế xanh được Đảng vàNhà nước quan tâm đặc biệt, cũng như nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốctế, cộng đồng trên thế giới. Ở “Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh (GEFE) 2022”, có thểthấy các doanh nghiệp châu Âu muốn chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh cho ViệtNam; và Việt Nam đã và đang thu hút được nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào nền kinh tế xanh, đặc biệt là phát triển công nghiệp xanh, năng lượng xanh. Tuy nhiên,trong quá trình xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở ViệtNam phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như tồn tại một số hạn chế mà cần khắc phục,từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu ích để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xanhgắn với phát triển bền vững một cách toàn diện, vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế,vừa đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái ở Việt Nam.1. Tổng quan về kinh tế xanh trong thời kỳ CMCN 4.01.1. Khái niệm kinh tế xanh Kinh tế xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế,mà nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát triển cân bằng, hài hòa các mục tiêu.Ngày nay, nó đã được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều nước ủng hộ vàhướng theo. Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) nền kinh tế xanh đượcnhắc đến khi xét về mức độ carbon thấp, hiệu quả về tài nguyên và hòa nhập xã hội. Trongnền kinh tế xanh, tăng trưởng việc làm và thu nhập được thúc đẩy bởi đầu tư công và tưnhân vào các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng và tài sản cho phép giảm thiểu ô nhiễm, phátthải carbon, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng cũng như ngăn ngừa mấtđa dạng sinh hoạt, các dịch vụ hệ sinh thái. Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sốngcủa con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trườngvà những thiếu hụt sinh thái. Theo quan điểm của Ủy hội kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương Liên HiệpQuốc (UNESCAP) thì kinh tế xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế vớimục đích phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường. Kinh tế xanhtập trung vào việc đổi mới chất lượng mô hình chất lượng cao hơn, phát triển theo chiềusâu, tăng trưởng xanh với mục tiêu lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbontrong sản xuất kinh doanh làm động lực phát triển. Theo ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra định nghĩa kinh tế xanh là phát triển kinh tếđảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó giảm thiểu ô nhiễmvà tác động đến môi trường, tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi tự nhiên, đẩymạnh vai trò của quản lý nhà nước về môi trường và nguồn lực tự nhiên trong việc ngănngừa các thảm họa từ thiên nhiên. Tuy mỗi tổ chức có mỗi cách diễn đạt khái niệm kinh tế xanh khác ...

Tài liệu được xem nhiều: