Danh mục

Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.20 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và thực tiễn đào tạo giáo viên, đặc biệt là thực tế nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới phương pháp nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội. Bài viết này nghiên cứu một số thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 161-166 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Văn Ninh Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và thực tiễn đào tạo giáo viên, đặc biệt là thực tế nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới phương pháp nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như: Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên; Tăng cường liên kết, trao đổi khoa học giữa cán bộ nghiên cứu - giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tích hợp; Tăng cường tiếp cận và hướng tới vận dụng hiệu quả những phương pháp dạy học hiện đại; Tăng cường nghiên cứu lí thuyết gắn bó mật thiết với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông; Tăng cường dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Nếu áp dụng tốt những giải pháp trên sẽ góp phần đạt được mục tiêu đào tạo giáo viên chất lượng cao của nhà trường trong tương lai. Bài báo này nghiên cứu một số thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khóa: Phương pháp dạy học, Khoa học xã hội, Giáo viên, phổ thông. 1. Mở đầu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lí là khâu then chốt. Theo đó, chương trình phát triển ngành Sư phạm và các trường sư phạm giai đoạn 2011–2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh yêu cầu “Xây dựng các trường Đại học Sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành Sư phạm cả nước”. Những vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong [1,4,5,6] tuy nhiên chưa thật sự thấu đáo. Trong bối cảnh đó, các trường Đại học sư phạm (ĐHSP) nói chung, ĐHSP Hà Nội nói riêng cần có những chuyển đổi căn bản về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) để đáp ứng yêu cầu nói trên. Việc đánh giá thực trạng đào tạo giáo viên (GV) và tìm ra những giải pháp phát triển nghiên cứu PPDH các môn khoa học xã hội (KHXH) ở Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Ngày nhận bài: 22/1/2014 Ngày nhận đăng: 15/6/2014 Liên hệ: Nguyễn Văn Ninh, e-mail: nguyenvanninh27@gmail.com 161 Nguyễn Văn Ninh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng đào tạo giáo viên và việc nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội hiện nay Hiện nay, theo số liệu thống kê cả nước có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trong đó có khoảng 20 trường, khoa Sư phạm đào tạo GV các môn KHXH cho các trường trung học phổ thông (THPT) [4]. Riêng Trường ĐHSP Hà Nội, trong nhiều năm qua đã đào tạo cho các trường phổ thông hàng chục ngàn GV. Do những thăng trầm của ngành Sư phạm, có lúc công tác tuyển sinh, đào tạo GV gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều nguyên nhân làm hạn chế năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay, phải kể đến nguyên nhân từ công tác đào tạo GV ở các trường ĐHSP, trong đó có Trường ĐHSP Hà Nội. Bảng 1. Tình hình giảng viên và số lượng tín chỉ các môn nghiệp vụ sư phạm của một số khoa Lịch sử [4] Số lượng tín chỉ các môn nghiệp vụ SP Giáo học pháp GV Bộ môn Rèn luyện Trường, Khoa đại cương và Thực tập SP PPDH LS NV Chuyên đề PP Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội 9 11 4 6 Khoa Lịch sử, ĐHSP Huế 5 17 5 6 Khoa Lịch sử, ĐHSP Đà 3 5 4 ...

Tài liệu được xem nhiều: