Danh mục

Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.37 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin" tập trung các nội dung chính liên quan đến giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp nhóm ngành công nghệ thông tin với mục đích phối hợp chặt chẽ giữa khoa Công nghệ thông tin- Trường đại học Tài chính Marketing với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực trong quá trình đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC ĐÀO TẠO GẮN VỚI NHU CẦU DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Trương Xuân Hương Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing Email: tx.huong@ufm.edu.vn Tóm tắt: Hiện nay, chúng ta đang ở trong một quá trình chuyển đổi kỹ thuật số sâu sắc,định hình nên cách thức ứng xử, kết nối và giao dịch của các tổ chức, các doanh nghiệp và ngườidùng. Có thể nói, công nghệ thông tin đã đến gần với từng người dân, từng người quản lý, từngnhà khoa học. Sự hiện diện của ngành công nghệ thông tin lan rộng và phủ sóng từ trường học đếnbệnh viện, từ doanh nghiệp đến cơ quan hành chính, từ ngân hàng tới hàng không, từ viễn thôngtới cả những lĩnh vực như an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của Công nghệ thông tin cũng vôcùng quan trọng. Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào chúng ta không thấy sự hiện hữu củaCông nghệ thông tin. Bài viết tập trung các nội dung chính liên quan đến giải pháp tăng cườnghợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp nhóm ngành công nghệ thông tin với mục đích phốihợp chặt chẽ giữa khoa Công nghệ thông tin- Trường đại học Tài chính Marketing với các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực trong quátrình đào tạo. Từ khóa: Công nghệ thông tin, cơ chế đặc thù nhóm ngành công nghệ thông tin, đào tạo theocơ chế đặc thù, nhân lực công nghệ thông tin.1. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam khôngngừng tăng cao. Tuy nhiên, theo một số khảo sát cho thấy, nhân lực ngành công nghệ thôngtin đang thiếu hụt khá lớn, riêng năm 2021 thiếu khoảng 20.000 nhân lực. Trong khi đó,Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2030 đạt ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vàcó 1.500.000 nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số. Theo báo cáo thị trường nhân lực Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2021 củaTopDev, nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin tại Việt Nam không ngừng tăng cao trong5 năm trở lại đây. Năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực Công nghệ thông tin. Tuynhiên, tổng số nhân lực hiện tại chỉ có 430.000 người. Thiết hụt 20.000 nhân viên đã gây 214không ít khó khăn cho khâu tuyển dụng nhân sự Công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp.Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của sinh viên ngành Công nghệthông tin với các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinhviên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tinđáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu mà doanh nghiệp cần. Ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc công nghệ Appota cho rằng “Với xu thể chuyển đổisố ở các doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực để làm các công việc chuyển đổi số cần rấtlớn, sự thiếu hụt cơ bản là do nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên làmrõ vấn đề thiếu hụt giữa nhân sự chất lượng cao, nhân sự làm được việc chứ không phảithiếu nhân sự ngành Công nghệ thông tin chung chung”. Thực vậy, thị trường nhân lựcngành Công nghệ thông tin hiện nay không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, cũng khôngbị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19, do mọi người trong ngành có làm việc trựctuyến tốt. Vấn đề là không có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực làm được việc theođúng yêu cầu công việc đặt ra tại doanh nghiệp. Sự phát triển của ngành Công nghệ thôngtin cũng như sự biến động của thị trường luôn đòi hỏi người làm công nghệ thông tin phảihọc hỏi liên tục, phát triển các kỹ năng cũng như khả năng thích ứng nhanh với mọi biếnđổi. Đặc biệt nhân sự công nghệ chất lượng cao là đối tượng săn đón của tất cả các công ty,tập đoàn lớn trên thế giới, chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Cuối tháng 1/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định 146 phê duyệt Đềán “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốcgia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cùng với đó, đào tạo ít nhất 1.000 chuyêngia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Việc tập trung phát triển nguồnnhân lực CNTT này là mấu chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững. Năm 2022 được kỳ vọng là năm của kỷ nguyên số hóa các doanh nghiệp đang gấprút chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nhân lực, để đáp ứng được nhu cầu công nghệ, kỹ thuậtcủa thị trường và của khách hàng. Thống kê của công ty tuyển dụng Navigos Group cho thấy, mức lương nhân sự chủchốt Công nghệ thông tin dao động từ 30-90 triệu đồng, riêng lương kỹ sư mới ra trường ởlĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở mức 1000-2000 USD/tháng; chưa kể với những lĩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: