Danh mục

Một số giải pháp tăng cường nguồn lực phát triển giáo dục đại học trong cơ chế tự chủ hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.75 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp tăng cường nguồn lực phát triển giáo dục đại học trong cơ chế tự chủ hiện nay" trình bày về đổi mới cơ chế đầu tư nguồn lực cho cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ là xu thế tất yếu, khách quan; đưa ra một số giải pháp tăng cường huy động, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp tăng cường nguồn lực phát triển giáo dục đại học trong cơ chế tự chủ hiện nay MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG CƠ CHẾ TỰ CHỦ HIỆN NAY Bùi Ngọc Sơn1 Bùi Trọng Trâm Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình Abstract Investment resources are an important factor for the development of higher education. Inorder for university institutions to ensure resources to meet the increasing developmentrequirements of autonomy, the State must renew the mechanism of resource investment.University institutions must create resources and must strengthen the attraction and mobilizationof investment resources of the society (of organizations, individuals, businesses, communities andthe masses) for the development of higher education. Keywords: Resources, development, university 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự chủ đại học là một yêu cầu tất yếu nhằm bảo đảm chất lượng và thể hiện tráchnhiệm của đại học trước xã hội. Việc bảo đảm tự chủ đại học đúng nghĩa có tầm quantrọng đặc biệt trong sự phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay và cầnđược sự quan tâm ủng hộ của hệ thống quản lý nhà nước, của xã hội và của chính hệthống giáo dục đại học. Nguồn lực đầu tư là yếu tố quan trọng tạo ra phát triển cho giáo dục đại học tự chủhướng vào nâng cao chất lượng đào tạo. Sự thực hiện nay, ngân sách nhà nước không thểđầu tư 100% cho giáo dục đại học; do đó, các cơ sở đại học phải tạo nguồn lực đáp ứngyêu cầu ngày càng cao đối với tự chủ đại học. Nhà nước cần phải đổi mới chính sách, cơchế đầu tư nguồn lực, Cơ sở giáo dục đại học phải tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dụcđại học nhằm huy động sự tham gia rộng rãi, đóng góp tích cực của các tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp, đội ngũ trí thức, cộng đồng,... ở trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực chophát triển giáo dục đại học. 2. NỘI DUNG 2.1. Đổi mới cơ chế đầu tư nguồn lực cho cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnhtự chủ là xu thế tất yếu, khách quan Thời gian qua, nhà nước ta luôn quan tâm và tăng cường đầu tư nguồn lực, nhất làđầu tư ngân sách cho giáo dục đại học. Nguồn tài chính chủ yếu của các trường đại họcdo ngân sách nhà nước cấp dưới hình thức phân bổ hạng mục ngân sách hàng năm;các nguồn học phí và các khoản thu khác của đại học tạo thêm nguồn thực hiện hoạt độngđào tạo, nghiên cứu khoa học…Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ chi cho giáodục đại học chỉ chiếm khoảng 0,33% GDP là rất hạn chế dẫn tới tình trạng hoạt động củakhông ít trường đại học kém hiệu quả, chưa tạo được sự đột phá trong đào tạo, nghiên1 ngocsontlh@gmail.com148cứu dẫn đến sự trì trệ trong quản trị; cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ chưa thực sự đápứng xu thế phát triển của giáo dục đại học. Hiện nay, nước ta có 65 cơ sở đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinhviên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở đại học nước ngoài hoạt độngtại Việt Nam, đào tạo trên 5 nghìn sinh viên mỗi năm. Các cơ sở đại học đã thực hiện trên500 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo với hơn 200 cơ sở đại học nước ngoài.[5.tr.1] Từ thực tế, sự phát triển của các cơ sở đại học ngoài công lập từ nguồn lực của xãhội đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng những cách tiếp cận giáo dục đại học tiên tiến củathế giới, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy cần tăng cường đa dạng trong huy động, thu hút các nguồn lực xã hội đầutư cho phát triển đại học thông qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanhnghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân (gọi chung là các nguồn lực của xã hội). Tuynhiên, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho đại học trong thời gian qua vẫn cònkhiêm tốn, hạn chế. Các nguồn lực của xã hội huy động chủ yếu từ các cá nhân thông quahọc phí và đóng góp thiện nguyện, chưa huy động được sự tham gia rộng rãi, đóng góptích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức Việt kiều, ... Việc thu hút các nguồn lực của xã hội cho các cơ sở đại học công lập tiến triểnchậm. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách theo hướng tăng cường tự chủ và tráchnhiệm giải trình của các cơ sở đại học công lập; cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáodục đại học thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng... Hiện nay việcthực hiện cơ chế tự chủ đại học còn nhiều rào cản; hoạt động đầu tư, hợp tác của khối tưnhân với các cơ sở đại học công lập thông qua các hình thức liên kết, hợp tác kinh doanh,đối tác công - tư…còn đơn lẻ, không tạo sự đột phá trong toàn hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, tồn tại thuộc về nhận thức của các cấpquản lý, của người học và xã hội. Còn phổ biến tâm lý coi trọng, tin tưởng trường cônghơn trường tư; tâm lý trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước cấp vẫn còn phổ biến; việctriển khai, thực hiện chủ trương xã hội hóa của các cấp chính quyền, các ngành chưa quyếtliệt, thường xuyên và bài bản, trong đó vấn đề quy hoạch phát triển hệ thống đại học baogồm cả công lập và ngoài công lập chưa bảo đảm nguyên tắc cân đối cung cầu trong dàihạn; công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện chưa được chú trọngđúng mức. Mặc dù các văn bản của Đảng và Chính phủ đã được ban hành tương đối đầy đủvới quan điểm, tầm nhìn và định hướng đổi mới về huy động các nguồn lực đầu tư của xãhội cho phát triển đại học. Tuy nhiên, điểm nghẽn chính là khâu triển khai thực hiện Luậtgiáo dục đại học và các chính sách đã ban hành. Vì thế, phải có ngay giải pháp khắc phụccăn bản những hạn chế, yếu kém trong triển khai, thực thi các chủ trương, chính sách, tạobước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác huy động các nguồn lực đầu tư của xã hộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: