Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.29 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững" đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới, đạt mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững. Từ tình hình thực hiện công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua, căn cứ vào những quan điểm, định hướng trong giảm nghèo và dự báo có tính xu hướng về giảm nghèo cũng như xu hướng phát triển, hội nhập kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO NGUỒN LỰC THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Hoàng Thanh Hạnh* - Bùi Xuân Hoá* 1 TÓM TẮT: Từ tình hình thực hiện công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua, căn cứ vào những quan điểm, định hướng trong giảm nghèo và dự báo có tính xu hướng về giảm nghèo cũng như xu hướng phát triển, hội nhập kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, có thể khẳng định rằng: Muốn thực hiện giảm nghèo theo hướng bền vững không chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề về chính sách, chương trình, dự án... mà đồng thời phải quan tâm tới những vấn đề kinh tế - xã hội nói chung, những vấn đề liên quan trực tiếp đến người nghèo, những vấn đề về khâu tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo... Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới, đạt mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững. Từ khóa: Giảm nghèo bền vững, nguồn lực thực hiện giảm nghèo. Abstract: From the situation of poverty reduction in Vietnam in recent years, based on the viewpoints and orientations in poverty reduction and pro-poor trend, as well as development trends, economic integration - In the coming time, it is possible to affirm that: To achieve sustainable poverty reduction not only solve problems of policies, programs, projects ... but simultaneously Consideration should be given to socio-economic issues in general, issues directly related to the poor, issues relating to the organization of the implementation of poverty reduction, and so on. Some solutions to effective poverty reduction in the coming time, reaching the goal of poverty reduction in the direction of sustainability. Keywords: Sustainable poverty reduction, resources for poverty reduction. 1. QUAN NIỆM VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Cho đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững là gì. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nói tới phát triển bền vững và giảm nghèo bền vững là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Để làm rõ quan niệm giảm nghèo bền vững, trước hết cần xem xét mục đích và yêu cầu đề ra với giảm nghèo bền vững là gì? Về cơ bản, giải quyết nghèo đói nói chung trước hết cần đảm bảo cả 2 mặt số lượng và chất lượng. Số lượng giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một thời gian (thường được xem xét trong 1 năm, 5 năm), cần phân biệt giữa số hộ nghèo giảm với số hộ thoát nghèo, hai khái niệm này sẽ chỉ đồng nhất với nhau khi không có các yếu tố khác tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm cư dân khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi lại vào tình trạng đói nghèo, hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo. Thực tiễn cho thấy rằng, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm (thể hiện về mặt lượng), tuy nhiên nếu xét về mặt chất lượng thì nhìn chung đại bộ phận nông dân ở nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi cao đều có thu nhập thấp, chỉ đạt trên chuẩn nghèo khoảng 5-10%, trong điều kiện giá cả vật tư * Học viện Tài chính, Hoàng Thanh Hạnh: Tell: +84914991693. Email: khangphu2008@yahoo.com.vn PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 887 cho sản xuất, hàng hóa cho tiêu dùng thiết yếu đều tăng nhanh, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt xảy ra với quy mô, tần suất lớn, tập trung ở những vùng nghèo, thiệt hại về sản xuất, tài sản và nhà ở rất lớn, đời sống nhân dân nhất là hộ nghèo hết sức khó khăn, khả năng tự phục hồi sau hậu quả dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt của hộ nghèo rất hạn chế, trong khi đó chúng ta lại chưa có cơ chế, phương thức hỗ trợ tại chỗ của cộng đồng... Mặt khác, tốc độ giảm nghèo còn chưa được đồng đều giữa các khu vực, vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có đủ điều kiện để đột phá về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch rất lớn giữa các vùng trên cả nước. Nhìn chung, để giảm nghèo bền vững các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kinh tế - xã hội, lao động - việc làm đều cho rằng, cần hỗ trợ phát triển hạ tầng, hỗ trợ nghề cũng như các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế dựa vào cộng đồng để người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có. Do vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững ở nước ta chính là cần nắm bắt được các xu hướng và đặc điểm vận động của các nhân tố tác động đến chất lượng của giảm nghèo và giải quyết đồng thời tất cả những bất cập nêu trên. 2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG TRONG GIẢM NGHÈO Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà còn phải căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau: Thứ nhất, thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua được chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập, nếu gặp rủi ro hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo. Thứ hai, được tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực sản xuất được xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyền tham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương. Thứ ba, được trang bị một số điều kiện “tối thiểu” để có khả năng tránh được tình trạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo. Thứ tư, được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO NGUỒN LỰC THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Hoàng Thanh Hạnh* - Bùi Xuân Hoá* 1 TÓM TẮT: Từ tình hình thực hiện công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua, căn cứ vào những quan điểm, định hướng trong giảm nghèo và dự báo có tính xu hướng về giảm nghèo cũng như xu hướng phát triển, hội nhập kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, có thể khẳng định rằng: Muốn thực hiện giảm nghèo theo hướng bền vững không chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề về chính sách, chương trình, dự án... mà đồng thời phải quan tâm tới những vấn đề kinh tế - xã hội nói chung, những vấn đề liên quan trực tiếp đến người nghèo, những vấn đề về khâu tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo... Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới, đạt mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững. Từ khóa: Giảm nghèo bền vững, nguồn lực thực hiện giảm nghèo. Abstract: From the situation of poverty reduction in Vietnam in recent years, based on the viewpoints and orientations in poverty reduction and pro-poor trend, as well as development trends, economic integration - In the coming time, it is possible to affirm that: To achieve sustainable poverty reduction not only solve problems of policies, programs, projects ... but simultaneously Consideration should be given to socio-economic issues in general, issues directly related to the poor, issues relating to the organization of the implementation of poverty reduction, and so on. Some solutions to effective poverty reduction in the coming time, reaching the goal of poverty reduction in the direction of sustainability. Keywords: Sustainable poverty reduction, resources for poverty reduction. 1. QUAN NIỆM VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Cho đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững là gì. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nói tới phát triển bền vững và giảm nghèo bền vững là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Để làm rõ quan niệm giảm nghèo bền vững, trước hết cần xem xét mục đích và yêu cầu đề ra với giảm nghèo bền vững là gì? Về cơ bản, giải quyết nghèo đói nói chung trước hết cần đảm bảo cả 2 mặt số lượng và chất lượng. Số lượng giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một thời gian (thường được xem xét trong 1 năm, 5 năm), cần phân biệt giữa số hộ nghèo giảm với số hộ thoát nghèo, hai khái niệm này sẽ chỉ đồng nhất với nhau khi không có các yếu tố khác tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm cư dân khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi lại vào tình trạng đói nghèo, hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo. Thực tiễn cho thấy rằng, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm (thể hiện về mặt lượng), tuy nhiên nếu xét về mặt chất lượng thì nhìn chung đại bộ phận nông dân ở nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi cao đều có thu nhập thấp, chỉ đạt trên chuẩn nghèo khoảng 5-10%, trong điều kiện giá cả vật tư * Học viện Tài chính, Hoàng Thanh Hạnh: Tell: +84914991693. Email: khangphu2008@yahoo.com.vn PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 887 cho sản xuất, hàng hóa cho tiêu dùng thiết yếu đều tăng nhanh, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt xảy ra với quy mô, tần suất lớn, tập trung ở những vùng nghèo, thiệt hại về sản xuất, tài sản và nhà ở rất lớn, đời sống nhân dân nhất là hộ nghèo hết sức khó khăn, khả năng tự phục hồi sau hậu quả dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt của hộ nghèo rất hạn chế, trong khi đó chúng ta lại chưa có cơ chế, phương thức hỗ trợ tại chỗ của cộng đồng... Mặt khác, tốc độ giảm nghèo còn chưa được đồng đều giữa các khu vực, vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có đủ điều kiện để đột phá về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch rất lớn giữa các vùng trên cả nước. Nhìn chung, để giảm nghèo bền vững các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kinh tế - xã hội, lao động - việc làm đều cho rằng, cần hỗ trợ phát triển hạ tầng, hỗ trợ nghề cũng như các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế dựa vào cộng đồng để người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có. Do vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững ở nước ta chính là cần nắm bắt được các xu hướng và đặc điểm vận động của các nhân tố tác động đến chất lượng của giảm nghèo và giải quyết đồng thời tất cả những bất cập nêu trên. 2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG TRONG GIẢM NGHÈO Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà còn phải căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau: Thứ nhất, thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua được chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập, nếu gặp rủi ro hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo. Thứ hai, được tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực sản xuất được xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyền tham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương. Thứ ba, được trang bị một số điều kiện “tối thiểu” để có khả năng tránh được tình trạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo. Thứ tư, được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng kinh tế Giảm nghèo bền vững Ngân sách nhà nước Nguồn lực giảm nghèo Chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội Business management in the context of globalisationGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 727 3 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 248 0 0 -
51 trang 247 0 0
-
5 trang 228 0 0
-
13 trang 193 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 165 0 0 -
200 trang 158 0 0
-
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 152 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0