Danh mục

Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười - GS.TS. Đào Xuân Học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 660.31 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác động của tuyến kiểm soát lũ thượng lưu, tác động của tuyến kiểm soát lũ thượng lưu, những tác động bất lợi của hệ thống công trình kiểm soát lũ đối với môi trường và biện pháp khắc phục,... là những nội dung chính trong bài viết "Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười - GS.TS. Đào Xuân HọcMỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ KIỂM SOÁT LŨ VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI (Tiếp theo số 3, tháng 11 năm2003) GS.TS Đào Xuân Học và các cộng tác viên4) Tác động của tuyến KSL thượng lưu (Đê và cống thượng lưu):(1) Nhiệm vụ của tuyến KSL thượng lưu là thu gom lũ tràn đầu và cuối vụ đẩy lũ ra 2phía sông Vàm Cỏ và sông Tiền (không để ngập lụt sớm và ngập kéo dài trong nội đồng). Tuyến KSL được đặt dọc bờ Nam kênh Tân Thành – Lò Gạch, dựa vào kênh. BờNam tuyến kênh hiện đã xây dựng kiên cố vượt lũ 2000 và theo quy hoạch cũng là tuyếnQLN1 trong tương lai. Các cống trên tuyến Tân Thành-Lò Gạch được xây dựng ở đầucác kênh trên đoạn từ rạch Hồng Ngự đến rạch Cái Cái, các kênh từ sau rạch Cái Cái đếnsông Vàm cỏ sẽ được xây dựng cống ở giai đoạn sau nếu thấy cần thiết. Theo tính toán các cống được đóng từ đầu mùa lũ cho đến khi mực nước ở TânChâu đạt đến 4,2m thì mở cống cho lũ vào nội đồng. Vào thời kỳ lũ rút khi mực nước ởTân Châu nhỏ hơn 3,7 m, cống được đóng lại để ngăn lũ muộn nhằm rút ngắn thời gianngập lụt trong nội đồng. Cũng có thể để ngỏ các cống để lấy nước lũ trong những nămnước không lớn, lũ không kéo dài.(2) So với hiện trạng, tuyến KSL đã làm giảm nhỏ lượng nước đổ vào ĐTM qua biêngiới từ 40,21 tỷ m3 (hiện trạng) xuống còn 34,85 tỷ m3 (giảm 13%). Trong lúc đó lượngnước từ sông Tiền theo các kênh ngang tăng lên 41%. Tổng hợp chung tổng lượng nướcđổ vào ĐTM giảm đi 8% so với hiện trạng. Tỷ lệ lượng nước thoát ra sông Tiền và sông Vàm Cỏ thay đổi đáng kể: Tổnglượng nước thoát ra sông Tiền giảm đi 6,38 tỷ m3, trong lúc lượng nước ra sông Vàm Cỏtăng thêm 3,61 tỷ m3. Trong tổng lượng nước thoát ra sông Tiền, lượng nước thoát ra quaQL1A giảm 32%, điều này có lợi cho vùng nông nghiệp phát triển. Lượng nước thoát quaQL30 giảm 20%.(3) Kết quả tính toán cho thấy, mức nước đỉnh lũ trong nội đồng có giảm đi song khôngđáng kể (5 – 10cm). Theo kết quả tính toán trước đây (nếu kiểm soát lũ và có các biệnpháp ép nước ra sông Tiền, sông Vàm Cỏ bằng các hành lang thoát lũ và đê ven sông) thìmực nước có thể giảm 20 – 25cm. Lượng nước thoát ra sông Vàm Cỏ trong trường hợp có tuyến KSL thượng lưunhỏ hơn nhiều so với trường hợp có cống trên Vàm Cỏ Tây 18,87 tỷ m3 so với 23,73 tỷm3 (chênh lệch 21%).5.4 Tác động của một số biện pháp hỗ trợ khác. Các biện pháp hỗ trợ được tính toán riêng cho từng phương án và kết hợp với biệnpháp cống hạ lưu bao gồm:  Cải tạo, nạo vét sông Vàm Cỏ.  Đắp đê và cống dọc sông. - Biện pháp hạn chế lũ tràn vùng Sở Thượng – Hồng Ngự vào ĐTM.  Đê và cống dọc bờ Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp - Cải tạo các cửa thoát lũ và hành lang ra sông Tiền qua QL30 và QL1A. Dưới đây là các nhận xét:(1) Việc cải tạo, nạo vét sông Vàm Cỏ có làm tăng khả năng tiêu thoát của sông VàmCỏ khoảng 2 – 4% lượng thoát, do đó có dẫn tới việc giảm thấp mức nước (< 20%), songsự giảm thấp mang tính cục bộ. Việc cải tạo, nạo vét lòng sông nếu không có cống sẽ làmcho triều lên mạnh hơn, gây ngập úng và hạn chế tiêu thoát (chu kỳ ngắn) và tăng sự xâmnhập mặn trong mùa cạn. Do đó việc cải tạo nạo vét chỉ nên xem là biện pháp hỗ trợ chocác biện pháp chính. Cũng tương tự như thế đê,cống và kênh rạch ven sông Vàm Cỏ chỉ cần thiết trong trường hợp kết hợp giữa ngănmặn với việc tạo hành lang thoát lũ.(2) Các biện pháp hạn chế lũ tràn từ Sở Thượng – Hồng Ngự vào ĐTM là những biệnpháp rất khả thi. Theo phương hướng đó trong những năm gần đây, người ta đã tiến hành cải tạoCầu Mới, ngăn 3 cửa đổ nước vào ĐTM: Kháng Chiến, Út Kỷ, Ông Răn, khai thác rạchHồng Ngự vào việc thoát lũ tràn. Năm 2000 lưu lượng thoát qua rạch Hồng Ngự vào sông Tiền là 2560m3/s so với1880m3/s năm 1996 (tăng 36%) cho thấy khả năng thoát qua rạch Hồng Ngự rất lớn. Hạn chế lớn nhất cho việc thoát lũ là hiện tại trên rạch Hồng Ngự phát triển 1 hệthống hàng trăm bè cá lớn, nhỏ. Chiều sâu ngập nước các bè lớn trên 2m, cản trở đáng kểviệc thoát nước. Nghề nuôi cá bè trên rạch Hồng Ngự đưa lại thu hoạch lớn cho hàngtrăm hộ ngư dân, nên việc khắc phục ngay hạn chế này là không thể thực hiện được. Songviệc hạn chế có mức độ để bảo đảm một sự thông thoáng nhất định và cải thiện môitrường nước đang xấu đi là điều nên được nghiên cứu. Một diễn biến tự nhiên có lợi cho việc thoát lũ, đáng lưu ý trong việc tính toándiễn biến lũ cho nút sông quan trọng vùng đầu lũ (Tân Châu – Sở Thượng – Hồng Ngự)là: Đoạn sông Tiền (Tân Châu – Hồng Ngự) đang có xu thế bồi, trong lúc đoạn sông từTân Châu chảy qua cù lao Long Khánh có xu thế mở rộng (tài liệu Lê Ngọc Thanh –Phân viện Địa Lý). Lưu lượng lũ qua sông chính trong năm 2000 (Tân Châu – Hồng Ngự) giảm điđáng kể so với năm 1997. Tương ứng lưu lượng qua sông giữa (cù lao Long Khánh) tănglên 27%. Những diễn biến địa hình đang tiếp tục diễn ra, tạo nên những điều kiện động lựccho việc thoát nước của rạch Hồng Ngự trở nên tốt hơn. Những diễn biến đó cũng kéotheo những thay đổi khác lớn hơn trên toàn bộ khúc sông này, hoạt động của sông SởThượng, các cửa thoát nước từ ĐTM – Cần được theo dõi.(3) Về các hành lang thoát lũ ra sông Tiền: Lũ thoát ra sông Tiền qua 56 cửa, trong đó có 34 cửa cắt qua QL30 (trên mộtchiều dài 83km), 22 cửa cắt qua QL1A (trên chiều dài 50km). Trung bình cứ khoảng 2,3– 2,4km có 1 cửa thoát lũ. Theo chúng tôi phân bố các cửa như thế là hợp lý. Trong số 56 cửa, chỉ có khoảng 12 – 13 cửa có khả năng tiêu thoát cho những thủyvực lớn (chiếm khoảng 55% lượng lũ thoát qua 56 cửa). Số các cửa còn lại thiên về tiêuthoát cục bộ. Các hành lang thoát lũ được lựa chọn là: Đốc Vàng Hạ, Cần Lố, Phong Mỹ,Cái Lân, Cổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: