Danh mục

Một số kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ diễn tập cấp trung, sư đoàn và đề xuất một số định hướng phát triển

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 553.88 KB      Lượt xem: 141      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tập trung vào phân tích và đánh các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một cuộc diễn tập có ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên kết quả triển khai cho một đơn vị cấp sư đoàn. Tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả triển khai hệ thống hỗ trợ diễn tập như: Công tác chuẩn bị; sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia diễn tập, các nội dung bảo đảm Công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng phần mềm; yếu tố then chốt quyết định thành công của diễn tập: Đơn vị thực hành diễn tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ diễn tập cấp trung, sư đoàn và đề xuất một số định hướng phát triển Thông tin khoa học công nghệ MỘT SỐ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ DIỄN TẬP CẤP TRUNG, SƯ ĐOÀN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Nguyễn Thái Học1*, Nguyễn Văn Sơn2 Tóm tắt: Bài báo tập trung vào phân tích và đánh các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một cuộc diễn tập có ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên kết quả triển khai cho một đơn vị cấp sư đoàn. Tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả triển khai hệ thống hỗ trợ diễn tập như:Công tác chuẩn bị; sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia diễn tập; các nội dung bảo đảm Công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng phần mềm; yếu tố then chốt quyết định thành công của diễn tập: đơn vị thực hành diễn tập. Từ các phân tích đó, nhóm tác giả đê xuất một số định hướng phát triển trong ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động diễn tập phù hợp với trình độ sử dụng và xu thế hiện đại hóa của quân đội. Từ khóa: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quân sự; Tích hợp thông tin chỉ huy; Diễn tập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện đất nước ta đang thực hiện quá trình đổi mới, kinh tế đã có bước phát triển và cho phép từng bước hiện đại hoá Quân đội, có điều kiện đưa trang thiết bị CNTT vào trang bị cho các đơn vị; do đó việc nghiên cứu đưa ứng dụng CNTT vào công tác huấn luyện nói chung và diễn tập chỉ huy – cơ quan cấp trung, sư đoàn nói riêng là để nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay. Trong những năm gần đây, quân đội ta đã từng bước áp dụng CNTT vào nhiệm vụ huấn luyện diễn tập các cấp. Diễn tập cấp chiến lược: MB02, MN04, MT08, TN10,...; Diễn tập cấp chiến dịch: QK3(1998), QK9(2001), QĐ1(2004,2010),...; Diễn tập cấp chiến thuật: f309/QĐ4 năm 2009 tại Mây Tào; f312/QĐ1 năm 2010 tại Thái Nguyên, f308/QĐ1 năm 2011,...; Diễn tập phòng thủ khu vực các tỉnh thành như: TN02, ĐN06, HN07,... Qua từng cuộc diễn tập, vai trò của việc ứng dụng CNTT ngày được nâng lên. Năm 1998, trong cuộc diễn tập PT98 bắt đầu sử dụng các thiết bị trình chiếu, năm 2002 diễn tập cấp chiến dịch tại Học viện Quốc phòng sử dụng máy tính, máy chiếu và mạng nội bộ trong việc kết nối giữa Sở chỉ huy và các khung tập. Đến tháng 12/2009, tại cuộc diễn tập bắn đạn thật của f309/QĐ4 đã sử dụng đã triển khai hệ thống mạng ADSL kết nối SCH trung tâm và các đơn vị ở xa (đến 5km) thông qua hệ thống đường dây điện thoại quân sự và đưa vào khai thác các phần mềm ứng dụng như: truyền nhận điện thư, truyền các loại bản đồ và hình ảnh [2]. Phối hợp với Cục Quân huấn-Bộ Tổng tham mưu, cuối năm 2012 và đầu năm 2013 Viện Công nghệ thông tin đã đã triển khai hệ thống hỗ trợ diễn tập thực địa tại hai đơn vị là f325/QĐ2 và f3/QK1 gồm máy tính kết nối mạng giữa các đầu mối diễn tập ở xa với Sở chỉ huy, máy chiếu, camera cùng với các phần mềm ứng dụng soạn thảo văn kiện trên bản đồ số, sa bàn ảo 3D, truyền nhận Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 263 Công nghệ thông tin điện thư quân sự. Đây là cuộc diễn tập ứng dụng CNTT được đánh giá là đạt được những thành công nhất định khi đưa một loạt các thiết bị và phần mềm ứng dụng hỗ trợ diễn tập. 2. GIỚI THIỆU DIỄN TẬP MỘT BÊN HAI CẤP CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI f325/QĐ2 2.1. Mô hình diễn tập Cuối năm 2012, Viện Công nghệ thông tin phối hợp với Cục Quân huấn đưa ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ diễn tập hiệp đồng quân binh chủng tại f325/QĐ2 trên thực địa. Theo như thiết kế, mô hình diễn tập có ứng dụng CNTT được áp dụng cho cuộc diễn tập như: Hình 1. Mô hình diễn tập một bên hai cấp. Trong mô hình trên: - Ban chỉ đạo, đạo diễn: là bộ phận trực tiếp chỉ đạo giám sát hoạt động diễn tập, đưa ra các tình huống cho các bộ phận thực hành diễn tập và đánh giá nhận xét - Đơn vị thực hành diễn tập cấp 1: Cấp sư đoàn gồm Chỉ huy sư đoàn và các cơ quan sư đoàn: tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật thực hiện các hoạt động diễn tập theo kịch bản, xử lý các tình huống do Ban chỉ đạo diễn tập nêu ra và trực tiếp chỉ huy các đơn vị cấp trung đoàn trong quá trình xử lý tình huống diễn tập. 264 N. T. Học, N. V. Sơn, “Một số kết quả triển khai … một số định hướng ứng dụng.” Thông tin khoa học công nghệ - Đơn vị thực hành diễn tập cấp 2: Cấp trung đoàn thực hiện các nhiệm vụ của sư đoàn, thực hiện các hành động tác chiến và báo cáo kết quả lên sư đoàn. Để phục vụ diễn tậpViện Công nghệ thông tin đã triển khai hệ thống hỗ trợ gồm: - Hạ tầng công nghệ thông tin gồm: o Hệ thống mạng máy tính kết nối SCH. o Máy chủ cơ sở dữ liệu và bản đồ; các máy trạm tại Ban chỉ đạo diễn tập và các đầu mối đơn vị sư đoàn và trung đoàn. o Máy chiếu phục vụ trình chiếu và báo cáo. o Camera giám sát tích hợp truyền âm thanh. - Phần mềm hỗ trợ diễn tập: o Phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn kiện tác chiến. o Phần mềm sa bàn ảo 3D phục vụ giao nhiệm vụ và hiệp đồng giữa các bộ phận. 2.2. Phân tích các kết quả đạt được Triển khai hệ thống mạng: Giải pháp sử dụng đường truyền bằng cáp điện thoại quân sự trên nền tảng công nghệ ADSL có giới hạn băng thông 5Mbps về cơ bản đáp ứng các yêu cầu truyền dữ liệu văn bản và bản đồ tác nghiệp nhưng hình ảnh camera chưa thực sự ổn định. Hệ thống trang bị CNTT: Trang bị chủ yếu là máy tính hoạt động khá hiệu quả và ổn định. Tuy nhiên do điều kiện đảm bảo về điện năng ngoài thực địa khó khăn nên số lượng đáp ứng còn hạn chế. Hệ thống camera giám sát đã hỗ trợ Ban chỉ đạo diễn tập có thể nắm bắt được toàn bộ các hoạt động diễn tập, kịp thời chỉ đạo, ra tình huống v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: