Một số khía cạnh về quản lí tác nghiệp tại cơ sở giáo dục đại học theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 93.99 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quyền tự chủ là yêu cầu không thế thiếu được đối với vai trò và hoạt động của các trường đại học. Để giáo dục đại học chuyển biến phù hợp với nền kinh tế thị trường và nền kinh tế tri thức, trong công tác quản lí dứt khoát phải tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khía cạnh về quản lí tác nghiệp tại cơ sở giáo dục đại học theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 79-84 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ QUẢN LÍ TÁC NGHIỆP TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Nguyễn Thị Thu Hằng Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Quyền tự chủ là yêu cầu không thế thiếu được đối với vai trò và hoạt động của các trường đại học. Để giáo dục đại học chuyển biến phù hợp với nền kinh tế thị trường và nền kinh tế tri thức, trong công tác quản lí dứt khoát phải tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường đại học. Đây cần được xem như là khâu đột phá trong quản lí giáo dục đại học trong thời kì mới. Tự chủ và trách nhiệm xã hội là hai mặt không tách rời nhau và có mối quan hệ biện chứng: Không có quyền tự chủ nào lại tách rời sự chịu trách nhiệm xã hội và ngược lại. Dân chủ đi đôi với kỉ cương, quyền lợi gắn liền với nghĩa vụ. Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm cao là một đòi hỏi nghiêm túc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển, chủ động xây dựng lộ trình và các bước đi phù hợp với tiềm năng, thực trạng của đơn vị. Từ khóa: Quản lí giáo dục đại học, quản lí tác nghiệp, tự chủ trong quản lí.1. Mở đầu Chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Một trong những yếu tố đó là quản lí (QL) tác nghiệp ở cơ sở GDĐH. Chỉ thị 296/CT-TTgngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lí giáo dục đại học(QL GDĐH) là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ sở GDĐH thực hiện đổi mới quản lí ởcơ sở giáo dục của mình. Theo đó, thực hiện quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội làmột trong những khía cạnh của đổi mới QL giáo dục. Yếu tố này cần được quan tâm nhằmnâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH.Received June 25, 2012. Accepted January 28, 2013.Contact Nguyen Thi Thu Hang, e-mail address: hangntt@hnue.edu.vn 79 Nguyễn Thị Thu Hằng2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về GDĐH hiện nay Thực tế cho thấy ngay từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạngcông nghệ hiện đại trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc, đặc biệt đã đưa nềnkinh tế thế giới sang một giai đoạn mới về chất, đó là nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thứccũng đã làm thay đổi căn bản nền giáo dục từ quan điểm đến hệ thống, nhà trường vàmô hình nhà trường, cơ sở giáo dục cũng như nội dung, chương trình, đội ngũ giáo viên,người học và phương pháp giảng dạy... Trong nền kinh tế tri thức, nhà trường chỉ là giai đoạn ngắn trong hành trình họctập suốt đời của mỗi con người. Trước những biến đổi to lớn và phát triển nhanh chóngcủa khoa học kĩ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, nhà trường khôngthể chứa đựng, cập nhật nhanh mọi tri thức và bản thân con người cũng không thể chỉ họcmãi trong nhà trường mà cần phải được học tập và thử thách trong thực tế, trong lao độngsản xuất. Chính vì vậy, học tập thường xuyên, học tập suốt đời là đặc điểm nổi bật và làchân lý của thời đại mới. Trong bối cảnh trên, GDĐH có vai trò cực kỳ quan trọng. GDĐH không chỉ có ýnghĩa đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao mà còn có ý nghĩa quyết định trongviệc phát minh ra những thành tựu khoa học mới. Nhà trường đại học không chỉ là nơiđào tạo nhân lực mà còn là những trung tâm nghiên cứu để hình thành hệ thống tri thứcmới, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như góp phần quan trọng trongviệc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuyên bố của UNESCO trong hội nghị quốc tếvề GDĐH năm 1998 đã khẳng định: Sứ mệnh của GDĐH là góp phần vào yêu cầu pháttriển bền vững và phát triển xã hội nói chung. Bước vào thế kỷ XXI, GDĐH đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ GDĐH tinhhoa chuyển dần sang GDĐH đại chúng và quy mô GDĐH cũng đã tăng nhanh trên phạmvi toàn thế giới. Các trường đại học cũng đã có nhiều chuyển biến cơ bản về chất lượng độingũ giảng dạy, về nội dung chương trình, phương pháp và quy trình đào tạo. Nhiều trườngđại học đã trở thành các trung tâm nghiên cứu mang lại lợi ích to lớn cho nhà trường vàxã hội. Nhiều nước đã và đang thực hiện những đổi mới và những cải cách giáo dục theohướng phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng với các tiêu chí và chuẩn mực đánh giáchất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch vụ phát triểncộng đồng. Tuy nhiên, GDĐH cũng đang chịu sự tác động, chi phối bởi nhiều xu hướng khácnhau, đặc biệt là những vấn đề gay cấn cần phải giải quyết như yêu cầu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khía cạnh về quản lí tác nghiệp tại cơ sở giáo dục đại học theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 79-84 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ QUẢN LÍ TÁC NGHIỆP TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Nguyễn Thị Thu Hằng Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Quyền tự chủ là yêu cầu không thế thiếu được đối với vai trò và hoạt động của các trường đại học. Để giáo dục đại học chuyển biến phù hợp với nền kinh tế thị trường và nền kinh tế tri thức, trong công tác quản lí dứt khoát phải tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường đại học. Đây cần được xem như là khâu đột phá trong quản lí giáo dục đại học trong thời kì mới. Tự chủ và trách nhiệm xã hội là hai mặt không tách rời nhau và có mối quan hệ biện chứng: Không có quyền tự chủ nào lại tách rời sự chịu trách nhiệm xã hội và ngược lại. Dân chủ đi đôi với kỉ cương, quyền lợi gắn liền với nghĩa vụ. Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm cao là một đòi hỏi nghiêm túc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển, chủ động xây dựng lộ trình và các bước đi phù hợp với tiềm năng, thực trạng của đơn vị. Từ khóa: Quản lí giáo dục đại học, quản lí tác nghiệp, tự chủ trong quản lí.1. Mở đầu Chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Một trong những yếu tố đó là quản lí (QL) tác nghiệp ở cơ sở GDĐH. Chỉ thị 296/CT-TTgngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lí giáo dục đại học(QL GDĐH) là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ sở GDĐH thực hiện đổi mới quản lí ởcơ sở giáo dục của mình. Theo đó, thực hiện quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội làmột trong những khía cạnh của đổi mới QL giáo dục. Yếu tố này cần được quan tâm nhằmnâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH.Received June 25, 2012. Accepted January 28, 2013.Contact Nguyen Thi Thu Hang, e-mail address: hangntt@hnue.edu.vn 79 Nguyễn Thị Thu Hằng2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về GDĐH hiện nay Thực tế cho thấy ngay từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạngcông nghệ hiện đại trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc, đặc biệt đã đưa nềnkinh tế thế giới sang một giai đoạn mới về chất, đó là nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thứccũng đã làm thay đổi căn bản nền giáo dục từ quan điểm đến hệ thống, nhà trường vàmô hình nhà trường, cơ sở giáo dục cũng như nội dung, chương trình, đội ngũ giáo viên,người học và phương pháp giảng dạy... Trong nền kinh tế tri thức, nhà trường chỉ là giai đoạn ngắn trong hành trình họctập suốt đời của mỗi con người. Trước những biến đổi to lớn và phát triển nhanh chóngcủa khoa học kĩ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, nhà trường khôngthể chứa đựng, cập nhật nhanh mọi tri thức và bản thân con người cũng không thể chỉ họcmãi trong nhà trường mà cần phải được học tập và thử thách trong thực tế, trong lao độngsản xuất. Chính vì vậy, học tập thường xuyên, học tập suốt đời là đặc điểm nổi bật và làchân lý của thời đại mới. Trong bối cảnh trên, GDĐH có vai trò cực kỳ quan trọng. GDĐH không chỉ có ýnghĩa đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao mà còn có ý nghĩa quyết định trongviệc phát minh ra những thành tựu khoa học mới. Nhà trường đại học không chỉ là nơiđào tạo nhân lực mà còn là những trung tâm nghiên cứu để hình thành hệ thống tri thứcmới, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như góp phần quan trọng trongviệc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuyên bố của UNESCO trong hội nghị quốc tếvề GDĐH năm 1998 đã khẳng định: Sứ mệnh của GDĐH là góp phần vào yêu cầu pháttriển bền vững và phát triển xã hội nói chung. Bước vào thế kỷ XXI, GDĐH đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ GDĐH tinhhoa chuyển dần sang GDĐH đại chúng và quy mô GDĐH cũng đã tăng nhanh trên phạmvi toàn thế giới. Các trường đại học cũng đã có nhiều chuyển biến cơ bản về chất lượng độingũ giảng dạy, về nội dung chương trình, phương pháp và quy trình đào tạo. Nhiều trườngđại học đã trở thành các trung tâm nghiên cứu mang lại lợi ích to lớn cho nhà trường vàxã hội. Nhiều nước đã và đang thực hiện những đổi mới và những cải cách giáo dục theohướng phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng với các tiêu chí và chuẩn mực đánh giáchất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch vụ phát triểncộng đồng. Tuy nhiên, GDĐH cũng đang chịu sự tác động, chi phối bởi nhiều xu hướng khácnhau, đặc biệt là những vấn đề gay cấn cần phải giải quyết như yêu cầu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lí giáo dục đại học Quản lí tác nghiệp Tự chủ trong quản lí Quyền tự chủ Trường đại học Giáo dục đại họcTài liệu liên quan:
-
10 trang 222 1 0
-
171 trang 218 0 0
-
27 trang 216 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 215 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 177 0 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 171 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
200 trang 164 0 0
-
7 trang 162 0 0
-
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
0 trang 140 0 0