Danh mục

Một số kinh nghiệm chăm sóc nhãn cho năng suất cao

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.38 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễ trồng thích ứng rộng. Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao, quả nhãn dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn... Hoa nhãn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao. Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc để cho năng suất cao và khắc phục hiện tượng quả cách năm đối với các giống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kinh nghiệm chăm sóc nhãn cho năng suất cao Một số kỹ thuật chăm sóc nhãn cho năng suất caoCây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễtrồng thích ứng rộng. Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tếrất cao, quả nhãn dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thànhnhững vị thuốc quý trong đông y và những món ăn có tính chấtđặc sản như chè long nhãn... Hoa nhãn là nguồn cung cấp choong lấy mật có chất lượng cao.Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc để cho năng suất cao vàkhắc phục hiện tượng quả cách năm đối với các giống nhãn ởmiền Bắc.Hàng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khálớn tập trung cho ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sungphân bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quảkém hoặc không ra quả. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng hàngnăm cho cây nhãn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cầndựa vào các cơ sở sau:- Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây.- Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng.- Mục đích sử dụng phân bón.Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc, nhưng cây ra hoa cho quảchủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Số cànhxuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiềulộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vì vậy cầntác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội cho năngsuất cao và hạn chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chếđộ chăm bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng củacây và tuỳ tuổi cây.1. Đối với các cây đã ra hoa quả bình thườnga/ Bón thúc lần 1 sau khi thu quảLưu ý: Khi thu hoạch không nên hái cành quá sâu, sau khi thucần đốn, tỉa những cành quá già cỗi, cành nhỏ mọc phía trongtán. Tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinhdưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2 - 3 kg phân lân +0,5 - 0,7 kg urê + 0,5 kg kali. Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượngphân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30cm rộng 50 cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơdải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.b/ Bón thúc lần 2:Vào tháng 2 chủ yếu bằng phân lân và Kali, mỗi cây 0,5 kg Kali+ 2 kg lân Supe nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thểdùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ rahoa).c/ Bón thúc lần 3:Mục đích để thúc quả nhanh lớn. Bón vào tháng 4, lượng bón:0,5 kg urê + 0,5 - 0,7 kg Kali + 2 kg lân. Bón đúng, bón đủ vàcân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.2. Một số biện pháp xử lý đối với cây ra quả cách năm:Cây ra quả cách năm có nhiều lý do: Do chế độ dinh dưỡng, thờitiết, một số ít do đặc tính giống. Những cây này thường xuyênkhông ra hoa, hoặc ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả, nênchặt bỏ thay bằng nhãn ghép hoặc cải tạo bằng những giống đãđược chọn lọc.Với những cây do chế độ dinh dưỡng sẽ có hai trường hợp xảyra hoặc thừa hoặc thiếu. Cần quan sát kỹ mức độ sinh trưởng đểcó biện pháp chăm sóc hợp lý.a/ Cây quá xanh tốt: Lá to xanh mềm, mỏng. Đây là hiện tượngcây bị lốp.- Cách xử lý:+ Biện pháp 1: Từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng nămngắt tất cả các đầu cành khoảng 2 - 3 lá búp để triệt tiêu chồidinh dưỡng gây tức nhựa, đồng thời kích thích cây ra kích tốsinh sản và nếu thời tiết thuận lợi năm sau cây ra hoa, quả tốt.+ Biện pháp thứ 2: Khi quan sát thấy cây ra lộc đông vào cuốitháng 10 đầu tháng 11 mới nhú ra 1 cm tiến hành đào rãnh xungquanh gốc cây theo chiều rộng tán sâu 30 - 40 cm, rộng 15 cm,để phơi 1 tuần không tưới nước lộc sẽ tự thui đi.b/ Trường hợp thiếu dinh dưỡng: Đối với cây quá xấu, đất cằncỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡngđặc biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanhgốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rảiphân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ýđắp gờ để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ,dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn.Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phânbón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xungquanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ởđộ sâu 1 - 3 cm.Trên đây là một số biện pháp chăm bón để cây nhãn có khả năngra hoa kết quả, song muốn cây có năng suất cao đến khi thuhoạch cần giữ an toàn cho cây tránh khỏi các đối tượng sâu bệnhhại.3. Các đối tượng sâu bệnh hại nhãn và cách phòng trừ:+ Bọ xít cần lưu ý ngay từ đầu vụ. Bắt bọ xít qua đông từ tháng12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Ngắt các ổ trứng trên lá, diệtbọ xít vào tháng 4 khi cây có quả non bằng các loại thuốc hoáhọc như Dipterex; Sherpa; Fastax; Bestox.+ Sâu tiện thân nhãn: Thường gây hại vào mùa xuân và mùa thu.Phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu có thể dùng gai mây hoặc sợidây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Polit ...

Tài liệu được xem nhiều: