Một số kinh nghiệm đầu tư khi thị trường đi xuống
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 114.38 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tôi nhớ đích xác ngày 2/8/2006, đúng 1 năm trước kể từ ngày hôm nay, lúc đó trên sàn giao dịch của một công ty chứng khoán, mắt các bà đỏ hoe, các ông nhớn nháo; lúc đó, chỉ số VN-Index giảm xuống còn 399 điểm, mà trước đó hơn ba tháng, VN-Index lên đến 620 điểm. Một số học viên của tôi hốt hoảng, quên tất cả những gì đã học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kinh nghiệm đầu tư khi thị trường đi xuống Kinh nghiệm đầu tư khi thị trường đi xuống Tôi nhớ đích xác ngày 2/8/2006, đúng 1 năm trước kể từ ngày hôm nay, lúc đó trên sàn giao dịch của một công ty chứng khoán, mắt các bà đỏ hoe, các ông nhớn nháo; lúc đó, chỉ số VN-Index giảm xuống còn 399 điểm, mà trước đó hơn ba tháng, VN-Index lên đến 620 điểm. Một số học viên của tôi hốt hoảng, quên tất cả những gì đã học. Tôi hét vào tai họ: Mua đi, mua đi, em sẽ không còn cơ hội thứ 2 đâu. Lúc đó, giá VNM chỉ còn 60.000 đồng/cổ phiếu, GMD 72.000 đồng/cổ phiếu, KDC 75.000 đồng/cổ phiếu. Và bây giờ, giá của 3 cổ phiếu này vẫn cao hơn nhiều, dù thị trường đã có 4 tháng giảm giá từ giữa tháng 3/2007 đến nay. Sau ngày đó, VN-Index đã tăng từ 399 điểm lên 550 điểm trong 1 tháng, giá các cổ phiếu lên lại, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chip. Một số học viên thấy giá lên lại, họ tự ái không mua. Như khi VNM đạt mức 80.000 đồng/cổ phiếu thì họ lại nghĩ rằng, đáng lẽ họ mua được ở giá 65.000 đồng/cổ phiếu, bây giờ chả lẽ lại đi mua với giá 80.000 đồng/cổ phiếu? Đó là những sai lầm mà nhà đầu tư để cho tình cảm lấn át lý trí. Trở lại một kinh nghiệm thực và đáng nhớ là khi TTCK Mỹ bị crash (sụp đổ) vào cuối tháng 10/1987 (trong lịch sử thì đây là lần thứ 2, còn lần thứ nhất là vào tháng 10/1929), lúc đó tất cả nhà đầu tư trên các sàn chứng khoán của Mỹ như NYSE, AMEX, NASDAQ… đều sợ xanh mặt, số tiền họ mất trên các thị trường này lên đến vài ngàn tỷ USD. Mấy tay broker (môi giới) Mỹ mỗi buổi sáng đều lắc đầu lè lưỡi và nói: Chắc là ngày tận thế rồi, bởi Chính phủ báo cáo các con số về ngoại thương của Mỹ không mấy khả quan (tỷ lệ nhập nhiều hơn xuất mấy lần, ngoại thương bất cân đối, tâm lý nhà đầu tư bất ổn nên họ bán tống bán tháo cổ phiếu). Tôi đã cố vấn cho một số nhà đầu tư, khuyên họ yên tâm và nói chắc rằng, chẳng có gì xảy ra đâu. Và quả thực, từ lúc TTCK sụp đổ, chỉ số chứng khoán từ 2.550 điểm giảm xuống còn 1.985 điểm (mất 20% trong một ngày) đến 8 năm sau đó, TTCK đã lên trên 10.000 điểm. Điều muốn nói ở đây là trong lúc mọi nhà đầu tư đang hoang mang thì xuất hiện một giáo sư đại học dạy kinh tế tại Mỹ. Ông này là người Ấn Độ, ông ta khuyên: Nên mua cổ phiếu vào lúc này, mặc dù có phải bán nhà cũng nên, vì đây là cơ hội mua được giá rẻ. Ông căn cứ vào Kinh Dịch, tức cứ 60 năm nó sẽ lặp lại một lần. Năm 1930 và 1990 là những năm khủng hoảng lớn về kinh tế và ở giữa sẽ có những khủng hoảng nhỏ. Lý thuyết của ông ta đã bị các nhà kinh tế Mỹ chỉ trích kịch liệt, vì họ không tin vòng kinh dịch của Á Đông và nói lý thuyết của ông là vớ vẩn. Thực tế cho thấy, năm 1990 là năm suy thoái của kinh tế Mỹ kéo tất cả các loại cổ phiếu đều đi xuống. Nhưng chỉ cần tới năm 1994, TTCK đã phục hồi trở lại, và cho tới năm 2000 thì tất cả cổ phiếu của Mỹ đã lên lại vài trăm phần trăm cho tới vài ngàn phần trăm. TTCK Mỹ gần đây nhất, kể từ ngày khủng hoảng 11/9/2001, từ 12.000 điểm xuống còn 9.000 điểm và bây giờ đã lên lại trên 14.000 điểm. Một chiến lược cho các nhà đầu tư khi TTCK đi xuống - Loại cổ phiếu bạn đang nắm giữ là loại blue-chip thì bạn đừng bán vội, có tiền nên mua thêm và giữ lâu dài từ 6 tháng tới 1 năm. - Đừng hoảng hốt, hãy bình tâm. Bạn phải quan niệm công ty bạn đang đầu tư là công ty hàng đầu, không thể chết trước khi bạn chết. - Tránh đầu tư vào các công ty có tính chất đầu cơ. - Nếu bạn sợ thì nên chia nhỏ số tiền đầu tư ra làm nhiều lần, mỗi lần mua một ít. Những ai chưa từng đầu tư thì đây là cơ hội vàng để bạn kiếm tiền -Nên chọn các cổ phiếu hàng đầu đang rớt giá như PVD, FPT, VNM, KDC… và nên đầu tư lâu dài trên 6 tháng. - Không nên vay mượn vào giai đoạn thị trường đang đi xuống. - Có thể chia số tiền làm 5 lần hay 10 lần mua. - Nên đầu tư vào 1 đến 2 công ty vì quan niệm bỏ trứng vào nhiều giỏ có thể làm cho bạn nguy hiểm và khổ sở hơn vì bạn không thể nắm được hết tình hình của các công ty. - Tự tin và phải có bản lĩnh khi giá cổ phiếu lên xuống. Nên nhớ câu nói của Việt Nam là có gan làm giàu. Thời điểm mua: lúc này và là lúc TTCK xuống thấp nhất. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kinh nghiệm đầu tư khi thị trường đi xuống Kinh nghiệm đầu tư khi thị trường đi xuống Tôi nhớ đích xác ngày 2/8/2006, đúng 1 năm trước kể từ ngày hôm nay, lúc đó trên sàn giao dịch của một công ty chứng khoán, mắt các bà đỏ hoe, các ông nhớn nháo; lúc đó, chỉ số VN-Index giảm xuống còn 399 điểm, mà trước đó hơn ba tháng, VN-Index lên đến 620 điểm. Một số học viên của tôi hốt hoảng, quên tất cả những gì đã học. Tôi hét vào tai họ: Mua đi, mua đi, em sẽ không còn cơ hội thứ 2 đâu. Lúc đó, giá VNM chỉ còn 60.000 đồng/cổ phiếu, GMD 72.000 đồng/cổ phiếu, KDC 75.000 đồng/cổ phiếu. Và bây giờ, giá của 3 cổ phiếu này vẫn cao hơn nhiều, dù thị trường đã có 4 tháng giảm giá từ giữa tháng 3/2007 đến nay. Sau ngày đó, VN-Index đã tăng từ 399 điểm lên 550 điểm trong 1 tháng, giá các cổ phiếu lên lại, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chip. Một số học viên thấy giá lên lại, họ tự ái không mua. Như khi VNM đạt mức 80.000 đồng/cổ phiếu thì họ lại nghĩ rằng, đáng lẽ họ mua được ở giá 65.000 đồng/cổ phiếu, bây giờ chả lẽ lại đi mua với giá 80.000 đồng/cổ phiếu? Đó là những sai lầm mà nhà đầu tư để cho tình cảm lấn át lý trí. Trở lại một kinh nghiệm thực và đáng nhớ là khi TTCK Mỹ bị crash (sụp đổ) vào cuối tháng 10/1987 (trong lịch sử thì đây là lần thứ 2, còn lần thứ nhất là vào tháng 10/1929), lúc đó tất cả nhà đầu tư trên các sàn chứng khoán của Mỹ như NYSE, AMEX, NASDAQ… đều sợ xanh mặt, số tiền họ mất trên các thị trường này lên đến vài ngàn tỷ USD. Mấy tay broker (môi giới) Mỹ mỗi buổi sáng đều lắc đầu lè lưỡi và nói: Chắc là ngày tận thế rồi, bởi Chính phủ báo cáo các con số về ngoại thương của Mỹ không mấy khả quan (tỷ lệ nhập nhiều hơn xuất mấy lần, ngoại thương bất cân đối, tâm lý nhà đầu tư bất ổn nên họ bán tống bán tháo cổ phiếu). Tôi đã cố vấn cho một số nhà đầu tư, khuyên họ yên tâm và nói chắc rằng, chẳng có gì xảy ra đâu. Và quả thực, từ lúc TTCK sụp đổ, chỉ số chứng khoán từ 2.550 điểm giảm xuống còn 1.985 điểm (mất 20% trong một ngày) đến 8 năm sau đó, TTCK đã lên trên 10.000 điểm. Điều muốn nói ở đây là trong lúc mọi nhà đầu tư đang hoang mang thì xuất hiện một giáo sư đại học dạy kinh tế tại Mỹ. Ông này là người Ấn Độ, ông ta khuyên: Nên mua cổ phiếu vào lúc này, mặc dù có phải bán nhà cũng nên, vì đây là cơ hội mua được giá rẻ. Ông căn cứ vào Kinh Dịch, tức cứ 60 năm nó sẽ lặp lại một lần. Năm 1930 và 1990 là những năm khủng hoảng lớn về kinh tế và ở giữa sẽ có những khủng hoảng nhỏ. Lý thuyết của ông ta đã bị các nhà kinh tế Mỹ chỉ trích kịch liệt, vì họ không tin vòng kinh dịch của Á Đông và nói lý thuyết của ông là vớ vẩn. Thực tế cho thấy, năm 1990 là năm suy thoái của kinh tế Mỹ kéo tất cả các loại cổ phiếu đều đi xuống. Nhưng chỉ cần tới năm 1994, TTCK đã phục hồi trở lại, và cho tới năm 2000 thì tất cả cổ phiếu của Mỹ đã lên lại vài trăm phần trăm cho tới vài ngàn phần trăm. TTCK Mỹ gần đây nhất, kể từ ngày khủng hoảng 11/9/2001, từ 12.000 điểm xuống còn 9.000 điểm và bây giờ đã lên lại trên 14.000 điểm. Một chiến lược cho các nhà đầu tư khi TTCK đi xuống - Loại cổ phiếu bạn đang nắm giữ là loại blue-chip thì bạn đừng bán vội, có tiền nên mua thêm và giữ lâu dài từ 6 tháng tới 1 năm. - Đừng hoảng hốt, hãy bình tâm. Bạn phải quan niệm công ty bạn đang đầu tư là công ty hàng đầu, không thể chết trước khi bạn chết. - Tránh đầu tư vào các công ty có tính chất đầu cơ. - Nếu bạn sợ thì nên chia nhỏ số tiền đầu tư ra làm nhiều lần, mỗi lần mua một ít. Những ai chưa từng đầu tư thì đây là cơ hội vàng để bạn kiếm tiền -Nên chọn các cổ phiếu hàng đầu đang rớt giá như PVD, FPT, VNM, KDC… và nên đầu tư lâu dài trên 6 tháng. - Không nên vay mượn vào giai đoạn thị trường đang đi xuống. - Có thể chia số tiền làm 5 lần hay 10 lần mua. - Nên đầu tư vào 1 đến 2 công ty vì quan niệm bỏ trứng vào nhiều giỏ có thể làm cho bạn nguy hiểm và khổ sở hơn vì bạn không thể nắm được hết tình hình của các công ty. - Tự tin và phải có bản lĩnh khi giá cổ phiếu lên xuống. Nên nhớ câu nói của Việt Nam là có gan làm giàu. Thời điểm mua: lúc này và là lúc TTCK xuống thấp nhất. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đầu tư chứng khoán các loại hình cổ phiếu tìm hiểu cổ phiếu kĩ năng chơi cổ phiếu nghệ thuật chơi cổ phiếuTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 575 12 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 313 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 299 0 0 -
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 242 0 0 -
Nhiều công ty chứng khoán ngược dòng suy thoái
6 trang 209 0 0 -
Quản trị danh mục đầu tư: Cổ phiếu-Chương 1: Mô hình C.A.P.M
63 trang 160 0 0 -
Giải thuật ngữ Chứng khoán, Môi giới, Đầu tư
217 trang 150 0 0 -
12 trang 116 0 0
-
Ebook 9 quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu: Phần 1
125 trang 116 0 0 -
Vài nét về chân dung ông trùm dầu mỏ quốc tế
7 trang 101 0 0