Tham khảo tài liệu một số kinh nghiệp giúp nông dân phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất lượng, nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kinh nghiệp giúp nông dân phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất lượng Một số kinh nghiệp giúp nông dân phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất lượngGần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về tìnhhình sản xuất và tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng, nhấtlà phân Kali và các loại phân hỗn hợp NPK. Hậu quả là người nông dânphải chịu “tiền mất- tật mang” mà chẳng biết kêu ai. Để giúp cho nôngdân tự bảo vệ mình, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm đượctổng hợp từ các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón. Phân hóa học là loại phân bón chủ lực, cung cấp các chất dinh dưỡngđa lượng: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) cho cây trồng, là những yếu tốquyết định tới năng suất và chất lượng nông phẩm. Phân hóa học đang lưuthông trên thị trường gồm hai nhóm chính là: I. Phân hoá học đơn chất Là nhóm phân bón chứa một loại dưỡng chất đa lượng chủ yếu, gồmcó ba loại chính là: 1. Phân chứa đạm: có URÊ chứa 46% nitơ (N), Sun-phat A-môn (S.A)chứa 20-21% N các loại phân này chủ yếu là nhập khẩu. Lượng sản xuấttrong nước chỉ vào khoảng 900.000 tấn Urê/năm) 2. Phân chứa lân: gồm Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5%-16% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu), chủ yếu được sản xuất trong nước từnguyên liệu là quặng A-pa-tit do 4 nhà máy sản xuất là Su-pe phốt phát vàhoá chất Lâm Thao, Long Thành, Phân lân nung chảy Văn Điển và Phân lânnung chảy Ninh Bình. 3. Phân chứa Kali: gồm phân Clo-rua Ka-li (MOP, KCl) chứa 60% Ô-xít Ka-li (K2O) và Sun-phat Ka-li (SOP, K2SO4) chứa 50% Ô-xít Ka-li(K2O). II. Phân hỗn hợp là nhóm phân bón có chứa từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên,ngoài ra còn có thể có chứa một số chất dinh dưỡng, nguyên tố trung, vilượng khác gồm các loại sau: 1. Phân chứa Đạm và Lân, có các loại như Mô-nô A-mô-ni-um Phốt-phát (MAP) chứa từ 10-11% Ni-tơ và 49-50% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữuhiệu) và Di A-mô-ni-um Phốt-phát (DAP) chứa 16-18% Ni-tơ và 44-46% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu), chủ yếu phải nhập khẩu. Hiện nay, nước tamới có nhà máy DAP Đình Vũ với công suất khoảng 300.000 tấn/năm vừamới đi vào hoạt động và đang trong quá trình sản xuất thử. 2. Phân chứa Đạm và Ka-li có tên gọi chung là phân hỗn hợp KNS,NKS, NK, chủ yếu sản xuất trong nước từ nguyên liệu là 2 loại phân đơnS.A và MOP có trộn thêm một số phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏnhưng được chia ra nhiều loại khác nhau do tỷ lệ thành phần 2 dưỡng chấtkhác nhau và tên gọi thương mại khác nhau tuỳ theo từng cơ sở sản xuất. 3. Phân chứa Đạm, Lân và Ka-li, có tên gọi chung là phân hỗn hợpNPK, gồm hàng ngàn loại khác nhau do tỷ lệ thành phần các dưỡng chấtkhác nhau và tên gọi thương mại khác nhau của cơ sở sản xuất III. Cách phân biệt, nhận dạng phân bón thật-giả Trong các loại phân bón nói trên, thì các loại phân đơn như đạm U-rê,S.A, Clo-rua A-môn, Supe Lân và Lân nung chảy là khó làm giả hơn cả vàtương đối dễ nhận biết do công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớnhoặc do giá trị thấp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao. Riêng đốivới phân chứa Ka-li và các loại phân hỗn hợp thì rất dễ làm giả, làm nhái,làm kém chất lượng do công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp,việc làm nhái, làm giả mang lại lợi nhuận lớn do chênh lệch giá cao. Việcxác định hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng chỉ xác định được chínhxác bằng máy móc phân tích mà khó phân biệt được bằng cảm quan. Tuy nhiên, không phải là hoàn toàn không thể phân biệt phân thậtphân giả bằng cảm quan. Qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm, xin chia sẻvới bà con nông dân một số kinh nghiệm giúp phân biệt, lưạ chọn được phânKali thật như sau: 1. Phân Clo-rua Ka-li (MOP, KCl) chứa 60% K2O - Màu sắc đặc trưng là đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng làloại phân chứa Ka-li phổ biến nhất, và cũng là loại phân bị lợi dụng làm giả,làm nhái nhiều nhất, gây tổn thất nặng nề nhất cho người nông dân do chênhlệch giá giữa hàng thật-hàng giả rất lớn, lại dễ làm giả. Do thiếu kinh nghiệm nên phần lớn nông dân tin rằng phân Clo-ruaKa-li có màu đỏ và phân có màu đỏ là phân Kali, tuy thực tế không phải cứloại phân bón nào có màu đỏ, màu hồng cũng là phân Ka-li. Nông dân dễ bịmua phải phân Ka-li giả do trên thị trường có các loại phân NKS, KNS,NPK… được một số nhà sản xuất trong nước cố tình làm rất giống phânClo-rua Ka-li về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưngthực chất chỉ có từ 10-30 % là Ô-xit Ka-li, còn lại là phân SA, muối ăn,phẩm màu, bột sét đỏ, nhằm mục đích bán được hàng thu lợi nhuận, các nhàbán lẻ lợi dụng sự cả tin và non kém kinh nghiệm của người nông dân đểtrục lợi. Phân Kali thật do các công ty nhập trực tiếp từ nhà sản xuất ở Nga,Bê-la-rút, Ca-na-đa, I-xra-en, Giooc-đa-ni… với số lượng lớn, chất lượngđảm bảo, đã qua kiểm tra chất lượng nhà nước, được đóng trong bao 50 kgcó tên gọi thương mại là ...