Ở nước ta, nhất là ở miền Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra, mùa Xuân là mùa của hội hè đình đám. Ca dao ta có câu: Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè. Thế nhưng, không phải chỉ có “tháng Ba hội hè” mà hội hè trải dài suốt cả mùa Xuân
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số lễ hội mùa xuân qua mấy vần ca daoMột số lễ hội mùa xuân qua mấy vần ca daoỞ nước ta, nhất là ở miền Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra, mùa Xuân là mùa của hội hèđình đám. Ca dao ta có câu: Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè. Thế nhưng, không phải chỉ có “tháng Ba hội hè” mà hội hè trải dài suốt cảmùa Xuân.Đây là hội tháng Giêng: Lễ Phật quanh năm, Không bằng hội Rằm tháng Giêng.Đây là hội tháng Hai: Ai là con cháu Rồng Tiên Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về . . .Đây là hội tháng Ba: Tình cờ ta lại gặp ta, Vui bằng mở hội tháng Ba đền Sòng. Có những địa phương như vùng “quan họ” Bắc Ninh còn vạch ra lịch vuiXuân của từng làng để các làng tổ chức khỏi trùng nhau và dân chúng các vùng lâncận có thể tham gia: Mồng bốn là hội Kéo Co, Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về. Mồng sáu đi hội Bồ Đề, Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao . . .Có một số hội Xuân lại được tổ chức vào thượng tuần tháng Tư: Ai ơi, mồng chín tháng Tư, Không đi hội Gióng cũng hư một đời! Hay: Mồng bảy hội Khám, Mồng tám hội Dâu, Mồng chín đâu đâu Trở về hội Gióng. Tại sao hội hè đình đám lại thường được tổ chức nhiều nhất là vào mùaXuân và thứ đến là mùa Thu? Ngày trước, nước ta là một nước nông nghiệp theophương pháp canh tác cổ truyền. Vào ngày mùa, người nông dân phải quần quậtsuốt ngày ngoài đồng ruộng. Do đó, họ cần phải có một khoảng thời gian nào đó đểnghỉ ngơi, giải trí, thụ hưởng cái thành quả lao động dù ít oi của mình. Mùa Xuânchính là mùa lý tưởng nhất. “Hằng năm họ chỉ có hai dịp rảnh rỗi sau vụ cấy lúaChiêm vào tháng Chạp và lúa Mùa vào tháng Bảy. Giêng, Hai và tháng Tám là lúcdân quê được nghỉ ngơi, lúa lúc này đã cấy xong và những hoa màu phụ cũng đãtrồng, mùa gặt chưa tới và hoa màu phụ cũng chưa dỡ. Nhân dịp này các làng tổchức hội hè cho dân chúng mua vui.” (1)Trong tác phẩm Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, nhà khảo cứu Đào Duy Anh cũngđưa ra nhận xét: “Trong làng thường năm có nhiều kỳ tế lễ để dân làng có dịp “ăn uống” và“vui chơi”. Những cuộc tế 1ễ lớn nhất là lễ Kỳ phúc về mùa Xuân và mùa Thu đểcầu bình yên cho dân làng, lễ Nhập tịch hay vào đám vào khoảng tháng Giêng,tháng Hai, khi thường thì chiếu lệ tế lễ dăm bảy ngày, năm nào hòa cốc phongđăng dân gian làm ăn thịnh vượng hay nhân lễ rước sắc thần, hay nhân lễ khánhthành đình mới thì mở Đại hội, bày những cuộc vui chơi hát xướng đến nửa thánghay cả tháng.” (2) Các lễ hội mùa Xuân ở nước ta có từ bao giờ? Thật khó mà trả lời cho xácđáng. Có một điều ta có thể xác nhận là ngay từ thời dân ta còn sống dưới chế độbộ lạc quây quần ở vùng đất châu thổ sông Hồng ngày nay, tức thời đại HùngVương, thì đã manh nha hình thức của lễ hội mùa Xuân. Trong tác phẩm Việt NamCổ Văn Học Sử, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã viết: “Vào những ngày hội hoặc ngày tế thần, thường thường là mùa Xuân xangày cấy hái, trai gái các bộ lạc thôn ấp thường tụ tập lại một nơi, đặt ra lời ví hátghẹo nhau, trong khi gảy đờn, thổi sáo, đánh trống, múa nhảy hay là bày các tròvui.” (3) Thường thường lễ hội mùa Xuân được tổ chức ở chùa hay đình làng. Chùa là nơi thờ Phật. Đình, miếu là nơi thờ Thần. “Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng, và để làm nơi công sởcho dân chúng hội họp.” (4) “Làng nào cũng có một cái nhà chung (tức là Đình Làng – ĐĐN chú thích)vừa là nơi thờ Thần, vừa là nơi tụ hội của dân. Đối với dân làng, thần ThànhHoàng là biểu hiệu của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chungcủa cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiếncho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chịa.” (5) Đình miếu là nơi thờ thần Thành hoàng. Mỗi làng thờ một vị thần Thànhhoàng, có làng thờ hai hoặc ba vị. Các vị Thành hoàng có thể là những nhân vậthuyền thoại của dân tộc như Phù Đổng Thiên Vương, Chữ Đồng Tử, Liễu HạnhCông chúa…hay các nhân vật lịch sử có công với dân tộc như Hai Bà Trưng, ĐinhTiên Hoàng, Trần Hưng Đạo…Có làng thờ Thành hoàng là người đã có công xâydựng ra làng như Hoàng Cao Khải được thờ ở Thái Hà ấp, Nguyễn Công Trứ đượclàm Thành Hoàng ở nhiều đình làng thuộc hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn tỉnhNinh Bình. Lại có nhiều làng, vì niềm tin đặc biệt vào những người thác sinh vàongày giờ được xem là linh thiêng cũng được dân làng thờ làm thần Thành hoàng,lắm khi các vị thần này là những tà thần ăn trộm, thần tà dâm v.v. . . Trong các ngày lễ hội, ngoài các chính lễ được thực hiện một cách trangtrọng như lễ mộc dục (tắm cho tượng thần thờ trong đình) các hình thức tế lễ…còncó một nghi thức đặc biệt gọi là “hèm”, người ta thường bày một trò tiêu biểu đểnhắc lại tâm tính, sự nghiệp hoặc ...