Danh mục

Một số lưu ý khi điều khiển xoài ra hoa

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.07 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên nguyên tắc chung khi tiến hành xử lý ra hoa trái vụ, ngoài những yếu tố nội tại của bản thân cây trồng và những điều kiện ngoại cảnh khác cần phải nắm vững, xin góp ý với bạn thêm một số điểm sau đây: - Paclobutrazol (PAC) là chất ức chế sinh trưởng, giúp tạo hoa nhanh hơn bình thường. Do đó, chỉ nên phun PAC cho cây đã đạt trên 5 năm tuổi trong tình trạng thật khỏe mạnh, nếu xử lý không đúng có thể làm chết cây. Hoạt chất này có thể lưu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số lưu ý khi điều khiển xoài ra hoa Một số lưu ý khi điều khiển xoài ra hoa Dựa trên nguyên tắc chung khi tiến hành xử lý ra hoa trái vụ, ngoàinhững yếu tố nội tại của bản thân cây trồng và những điều kiện ngoại cảnhkhác cần phải nắm vững, xin góp ý với bạn thêm một số điểm sau đây: - Paclobutrazol (PAC) là chất ức chế sinh trưởng, giúp tạo hoa nhanhhơn bình thường. Do đó, chỉ nên phun PAC cho cây đã đạt trên 5 năm tuổitrong tình trạng thật khỏe mạnh, nếu xử lý không đúng có thể làm chết cây.Hoạt chất này có thể lưu tồn trong cây khoảng 3 năm, nếu cây suy yếu saukhi cho trái ở vụ trước có xử lý PAC thì vụ sau nên ngừng xử lý ra hoa đểcây có thời gian hồi phục. - Nitrat Kali (KNO3) và Thiourea là hai hoạt chất có tác dụng chính làphá vỡ miên trạng của các chồi, chúng không tạo được tác dụng giúp câychuyển chồi lá thành mầm hoa hay là ép ra hoa như một số bà con lầmtưởng. Vì vậy, khi sử dụng hai chất này cần kết hợp với điều kiện khô hạnthì hiệu quả mới cao. Nếu trong thời gian xiết nước, mưa vẫn còn nhiều gâycản trở cho quá trình tạo khô hạn thì nên tạm ngưng việc xử lý hóa chất gâyphá vỡ miên trạng để tránh khả năng cây có thể tiếp tục ra chồi dinh dưỡng(chồi lá). - Theo kết quả khảo sát mới đây của Khoa Nông nghiệp (Trường ĐHCần Thơ) tại một số vườn cây ăn trái ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang,Đồng Tháp cho thấy sức khỏe nhiều loại cây trồng của nhà vườn khôngđược khả quan. Đặc biệt, nhiều vườn xoài, sầu riêng, chôm chôm, cây cómúi,…bị bệnh thối rễ xì mủ trên thân cành, bệnh trên lá, trên bông, trên tráirất nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân là nhà vườn ngày càng lạmdụng việc sử dụng các biện pháp điều khiển ra hoa trái vụ cũng như kíchthích ra hoa tự nhiên bất chấp tình trạng sinh trưởng, tuổi sinh lý, sứckhỏe,… của cây (thậm chí xử lý ngay cả đối với những cây tơ mới 2 nămtuổi). Các hóa chất kích thích này tồn đọng trong cây lâu dần làm cây bị suykiệt và giảm dần sức đề kháng. - Riêng đối với cây xoài, thực tế cho thấy trong điều kiện thời tiết ởcác tỉnh phía Nam thường có mưa nhiều, ẩm độ không khí cao trong cáctháng 9, 10, 11 (dương lịch) rất bất lợi cho sự thụ phấn và đậu trái của xoàiđồng thời tạo điều kiện cho các loại bệnh hại hoa, trái non phát sinh và gâyhại nặng như thán thư, phấn trắng, nấm bồ hóng,… Vì vậy thúc đẩy xoài rahoa sớm trước tháng 12 DL là một biện pháp mang tính rủi ro cao. - Các biện pháp BVTV trong thời kỳ cây xoài ra hoa và mang trái làđặc biệt quan trọng, nhất là đối với những vườn xoài được xử lý ra hoa sớm,do thời kỳ ra hoa và trái non nằm trọn trong giai đoạn thời tiết mưa nhiều,ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phá hại hoa và tráinhư đã nêu ở trên. Vì vậy cần thiết phải phun các loại thuốc bảo vệ thực vậtđể phòng trị các đối tượng gây hại này. Đối với bệnh thán thư, bà con có thểsử dụng các loại thuốc như Carbenzim, Bendazol, Thio-M, Dipomate,... Đểphòng trị các loại sâu rầy, đặc biệt là rầy bông xoài, có các loại thuốc nhưButyl, Sếu đỏ, Bascide, Dimenat, Sapen alpha,… Cần chú ý ở giai đoạn hoanở nên hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu để tránh ảnh hưởng đến cáccôn trùng có ích giúp cho sự thụ phấn đậu trái của hoa. - Đối với việc bón phân cho xoài có xử lý ra hoa cần đặc biệt chú ýbón đầy đủ và nhất thiết phải kết hợp cả ba loại phân: Phân vô cơ (dạng đơnhoặc hỗn hợp đều được), phân hữu cơ và phân bón qua lá.

Tài liệu được xem nhiều: