Thông tin tài liệu:
Ngoài việc áp dụng các kiến thức Vật lý để làm và đưa ra ngay phương án đúng, các em học sinh cũng có thể áp dụng một số “mẹo” để kiểm tra lại kết quả hoặc để loại trừ các phương án nhiễu và đưa ra kết quả đúng.Dưới đây tôi sẽ trình bày một số mẹo nhỏ và một số ví dụ minh hoạ . B-Mẹo và những thí dụ minh hoạ : Mẹo 1. Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm vật lý-Cao Nguyên Giáp Giáo viên Cao Nguyên Giáp -Trường THPT Xuân Trường C-Nam Đinh MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ A.Lời tựa :Ngoài việc áp dụng các kiến thức Vật lý để làm và đưa ra ngay phương án đúng, các em họcsinh cũng có thể áp dụng một số “mẹo” để kiểm tra lại kết quả hoặc để loại trừ các phương ánnhiễu và đưa ra kết quả đúng.Dưới đây tôi sẽ trình bày một số mẹo nhỏ và một số ví dụ minhhoạ . ************************************ B-Mẹo và những thí dụ minh hoạ :Mẹo 1. Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lờiđúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này, ngay lập tức ta có thể loại bỏ được 2phương án kia.Ví dụ lớp 12: Khẳng định nào đúng khi nói về mắt cận thị? A. Phải đeo kính phân kỳ để quan sát vật ở xa. B. Thuỷ tinh thể cong ít hơn mắt bình thường. C. Phải đeo kính hội tụ để quan sát vật ở xa. D. Có điểm cực cận xa hơn mắt bình thường.Trong ví dụ này rõ ràng phương án đúng phải là A hoặc C, và bạn sẽ định hướng gần hơn về câu trảlời.Ví dụ lớp 11: Cho một nam châm điện như hình vẽ A. Cực Bắc của nam châm nằm bên phải. B. Cực Nam của nam châm nằm bên phải. C. Các đường sức từ trong nam châm có chiều từ phải sang trái. D. Cực Bắc của nam châm nằm bên trái.Trong ví dụ này nếu bạn áp dụng quy tắc cái đinh ốc 2 thì bạn có thể đưa ra ngay được phươngán đúng là A. Nhưng trong trường hợp bạn “quên” quy tắc đinh ốc 2 thì bạn cũng có thể đưa rađược câu trả lời đúng: A và D là phủ định của nhau, chúng không thể cùng đúng và cùng saiđược, nên phương án đúng phải hoặc là A hoặc là D B và C đều sai, cực Nam nằm bên phảilà sai cực Bắc của nam châm nằm bên phải là đúng. Vậy là bạn có thể khoanh ngay phươngán A rồi.Ví dụ lớp 10: Hành khách khách A đứng trên tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toatàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên trên hai đường tàu song song với nhau trong sânga.Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra? A. Cả 2 toa tàu cùng chạy về phía trước.A chạy chanh hơn. B. Cả 2 toa tàu cùng chạy về phía trước.B chạy chanh hơn. C. Toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên. D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau. Xuân Trường ,ngày 22/05/2008 1 Giáo viên Cao Nguyên Giáp -Trường THPT Xuân Trường C-Nam ĐinhRõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án C và D, vì Avà B không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coinhư bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi !* Tuy nhiên khi áp dụng Mẹo này các bạn cũng phải thật lưu ý xem 2 phương án phủ địnhcủa nhau, nhưng không thể cùng đúng hoặc cùng sai. Sau đây là VD: VD: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau đây sẽ xảy ra? A. Y chạm sàn trước X. B. X chạm sàn trước Y. C. Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đường. D. X và Y chạm sàn cùng một lúc.Trong câu này mà Sĩ tử thấy A và B là phủ định của nhau, và loại hai phương án còn lại (C, D)thì sẽ “tử” luôn. Vì cả A và B cùng sai, đáp án đúng phải là D cơ.Qua các ví dụ và lưu ý trên, chúng ta biết là để áp dụng mẹo trên cần những điều kiện nàorồi chứ? (2đk).Mẹo 2. Trong Vật lý một số đại lượng có đơn vị cơ bản hay thứ nguyên được xác định nhờ cáccông thức tính của đại lượng đó. Nếu trong câu hỏi yêu cầu xác định công thức tính 1 đạilượng Vật lí, bạn có thể kiểm tra xem thứ nguyên 2 vế của một đẳng thức đã trùng nhauchưa. Hay khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãykhoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đạilượng vật lí) đấy.Ví dụ lớp 12: (đề thi KS của BGD) Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại của tụ làQo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io thì chu kì dao động điện từ trong mạch là A. T = 2л.Qo/Io. B. T = 2л.Qo.Io C. T 2 Qo / I o . D. T=2 л.LC.Bạn chọn đáp án nào? Nếu bạn bình tĩnh kiểm tra thứ nguyên của 2 vế bạn sẽ đưa ra được phương ánđúng là A. Chu kì có thứ nguyên của thời gian (s), cường độ dòng điện Io có thứ nguyên là C/s (vìI=q/t) và điện tích Qo có đơn vị là culông (C). Vậy để 2 vế đều có thứ nguyên của thời gian (s) thì bạnbiết kiểm tra rồi chứ.Ví dụ lớp 10: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giâyvới lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này làA. 500 000 J; B. 500 000 k ...