Danh mục

Một số lưu ý khi nuôi cá Lóc Bông trong bè

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.83 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cá lóc bông (Channa micropeltes) là loài cá sống ở sông, ao, hồ, đầm lầy, …Tuy sống được ở nhiều vùng sinh thái nhưng ở sông thì tốc độ lớn của cá lóc bông nhanh hơn nhiều. Hình thức nuôi, chủ yếu là nuôi bè. Vì nuôi trong lồng bè nên nguồn nước không thể chủ động, cho nên nếu có dịch bệnh và môi trường xấu xảy ra trong nước sông, thì không thể kiểm soát, khống chế được, gây ra thiệt hại về kinh tế cho người nuôi là không nhỏ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số lưu ý khi nuôi cá Lóc Bông trong bèMột số lưu ý khi nuôi cá Lóc Bông trong bèCá lóc bông (Channa micropeltes) là loài cá sống ở sông, ao, hồ, đầm lầy,…Tuy sống được ở nhiều vùng sinh thái nhưng ở sông thì tốc độ lớn của cálóc bông nhanh hơn nhiều. Hình thức nuôi, chủ yếu là nuôi bè. Vì nuôi tronglồng bè nên nguồn nước không thể chủ động, cho nên nếu có dịch bệnh vàmôi trường xấu xảy ra trong nước sông, thì không thể kiểm soát, khống chếđược, gây ra thiệt hại về kinh tế cho người nuôi là không nhỏ. Do đó nuôi cálóc bông trong lồng bè thì người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòngngừa sau:- Trước khi nuôi phải vệ sinh lồng bè thật kỹ, dùng bàn chải sắt chà rửa sạchđáy, hai vách bè và hai mặt lưới trước, sau bè để loại bỏ lớp rong bám và mùnbã hữu cơ, công tác vệ sinh này sẽ được thực hiện định kỳ thường xuyên hằngtháng trong suốt vụ nuôi vì sự có mặt của rong bám và mùn bã hữu cơ cũnglàm giảm lưu tốc dòng chảy của bè và đây được xem là giá thể lưu trữ mầmbệnh của những vụ nuôi trước lưu lại, nếu không loại bỏ mầm bệnh, dễ lâysang đối tượng nuôi mới.- Thay hoặc vá lại những tấm gỗ ở đáy và vách bè đã mục yếu, hai mặt lướitrước, sau bè có nguy cơ mất an toàn trong suốt vụ nuôi, kiểm tra hệ thốngdây neo đậu, phao nâng, kết cấu của bè để tránh thất thoát cá nuôi do các tácđộng cơ học của dòng chảy, sóng tàu, mưa bão…- Cá lóc bông nuôi ở bè cần dòng nước lưu thông thường xuyên. Nên chú ývào những lúc nước đứng trong thời gian dài, phải dùng máy đạp nước đặt ởđầu bè để tạo dòng nước lưu thông cho cá. Dòng nước chảy quá mạnh, khôngtốt cho cá vì lúc đó cá sẽ hoạt động nhiều, làm cá mệt, tiêu hao nhiều nănglượng dẫn đến cá chậm lớn hơn bình thường, hiệu quả kinh tế không cao. Dođó khi nước chảy quá mạnh, dùng bạt cao su chắn đầu bè nhằm hạn chế tốcđộ dòng chảy.- Cá lóc bông nuôi trong bè ít bệnh tật, cá chỉ hao hụt nhiều ở giai đoạn mớithả nuôi trong hai tháng đầu, do một số bệnh ký sinh trùng và bệnh đườngtiêu hoá. Tuy nhiên các loại bệnh này hoàn toàn có thể hạn chế được nếuchúng ta biết cách chăm sóc hợp lý như trước khi thả cá giống vào bè, phảitắm dung dịch nước muối pha loãng 3 – 4% trong thời gian 3 – 5 phút để tiêudiệt các loài vi khuẩn ngoại ký sinh trên da cá. Do giai đoạn cá giống ươngtrong ao nước tĩnh nên khi đưa ra ngoài bè, phải luyện cho cá quen với môitrường nước chảy bằng cách dùng bạt cao su chắn đầu bè rồi dần dần mở tấmbạt ra cho cá quen dần với môi trường nước sông. Sau khi thả cá vào bè thìđịnh kỳ mỗi tháng hai lần, treo túi vôi kết hợp với muối trước lồng bè để hạnchế mầm bệnh xâm nhập lên cá. Do cá giống còn nhỏ, bộ máy tiêu hoá tuy cóhoàn chỉnh nhưng khả năng tiêu hoá các loại thức ăn cá tạp không như cátrưởng thành, do đó trong các buổi cho ăn hằng ngày, cần trộn men tiêu hoávào thức ăn để bổ sung một số loài vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăngcường tiêu hoá tốt thức ăn mà cá đã ăn vào đồng thời phải thường xuyên địnhkỳ bổ sung Vitamin C vào trong thức ăn cho cá trong suốt quá trình nuôi đểcơ thể cá nuôi có sức đề kháng tốt, chống lại các tác động xấu của môi trườngbên ngoài.- Thức ăn cho cá cần chú ý là phải chọn thức ăn cá tươi không bị ươn thối. Cábiển làm mồi phải chú ý nguồn cung cấp, vì cá biển có thể được ướp hoá chấtlàm cho cá tươi nhưng khi cá lóc bông ăn vào thì bị còi cọc, chậm lớn, hệ sốchuyển đổi thức ăn cao gây thiệt hại cho người nuôi. Do chi phí đầu tư thứcăn cho cá lóc bông hơn 80% tổng chi phí nuôi nên chúng ta cần đặc biệt chú ýnguồn thức ăn cho cá để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ nuôi.

Tài liệu được xem nhiều: