Bài viết trình bày một số nhân tố tác động đến cầu tiền ở Việt Nam. Nghiên cứu này có thể hữu ích trong quá trình hoạch định chính sách để đáp ứng nhu cầu tiền của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu làm rõ rằng, trong dài hạn, GDP và chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền đều có ảnh hưởng đáng kể đến cầu tiền, đặc biệt là GDP có ảnh hưởng mạnh nhất và hệ số nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất là nhỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố tác động đến cầu tiền ở Việt Nam PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU TIỀN Ở VIỆT NAM Nguyễn Văn Tuấn, Lê Xuân Đoàn Trần Thị Hương Trà, Trần Minh Hồng Học viện Chính sách và Phát triển Email: tuannv@apd.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu từ Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhànước để ước lượng hàm cầu tiền rộng M2 tại Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn bằng môhình Vector Error Correction Model (VECM) trong giai đoạn từ quý I/2001 đến quý IV/2021.Kết quả nghiên cứu làm rõ rằng, trong dài hạn, GDP và chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiềnđều có ảnh hưởng đáng kể đến cầu tiền, đặc biệt là GDP có ảnh hưởng mạnh nhất và hệ số nhạycảm của cầu tiền đối với lãi suất là nhỏ. Ngược lại, trong ngắn hạn, chỉ có các mối quan hệ củasự biến động của tỷ giá, lãi suất huy động và chỉ số VN-Index đến cầu tiền. Điều này cung cấpthông tin quan trọng cho quyết định chính sách, đặc biệt trong việc điều tiết CSTT quốc gia,với tốc độ điều chỉnh để phục hồi trạng thái cân bằng dài hạn của khối lượng tiền đạt 14,84%và sự ổn định của cầu tiền trong giai đoạn nghiên cứu. Nghiên cứu này có thể hữu ích trong quátrình hoạch định chính sách để đáp ứng nhu cầu tiền của nền kinh tế. Từ khóa: chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương, ngân hàng nhà nước, cầu tiền, tổngphương tiện thanh toán, tỷ giá, lạm phát, VN-index, GDP. 1. Mở đầu Trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số ngày nay, nghiên cứu về cầu tiềncủa Việt Nam trở nên ngày càng quan trọng để hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến hàmcầu tiền trong nền kinh tế. Lý thuyết kinh tế đã từng đặt ra nhiều mô hình về cầu tiền, nhưng sựkhông nhất trí về mức độ ảnh hưởng của lãi suất đã đặt ra thách thức lớn cho lý thuyết tiền tệ.Trong bối cảnh này, chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề cầu tiền trong ngữ cảnh mới, nắm bắtcác yếu tố mới xuất hiện và tác động của chuyển đổi số lên hàm cầu tiền của Việt Nam. Lý thuyết lượng tiền, mặc dù xuất hiện từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, vẫn là một khíacạnh quan trọng khi nghiên cứu về cầu tiền. Trong khi lý thuyết này giải thích mối quan hệ giữalượng tiền và tổng thu nhập, thì ở thời điểm hiện nay, chúng ta cần đặt câu hỏi liệu mô hình nàycó còn phản ánh đúng thực tế với sự phát triển của kinh tế số và cách thức thanh toán hiện đại. Khái niệm tiền tệ đang ngày càng mở rộ trong xã hội hiện đại, không chỉ giới hạntrong các hình thức truyền thống như tiền kim loại hay tiền giấy mà còn bao gồm các phươngtiện thanh toán số và các loại tài khoản điện tử. Sự đa dạng này đặt ra thách thức mới trong việcđịnh lượng và đánh giá cầu tiền theo thời kỳ hiện đại. Vì vậy, trong bối cảnh này, nghiên cứu về cầu tiền ở Việt Nam không chỉ là một bướcquan trọng để hiểu rõ hơn về hàm cầu tiền mà còn là cơ hội để xây dựng mô hình cầu tiền mới,đáp ứng đúng nhu cầu của một nền kinh tế đang chuyển đổi. 2. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới đã có nhiều tác giả với những phương pháp xây dựng mô hình ước lượngvà kết luận khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong lĩnh vực nghiên cứu về cầu tiền. 74 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3Những kết quả nghiên cứu này đều mang ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định Chính sáchTiền tệ của các nền kinh tế thế giới. Một ví dụ điển hình là nghiên cứu của Cziráky và Gillman(2004), trong đó họ sử dụng mô hình Vector Error Correction Model (VECM) để nghiên cứucầu tiền ở Croatia, một quốc gia gia nhập EU. Kết quả của nghiên cứu này đề xuất rằng tỷ lệlạm phát và lãi suất danh nghĩa cao hơn thường xuyên gặp những cú sốc, làm giảm nhu cầu tiềntệ. Những kết luận này có thể có tầm quan trọng đối với các nước trong quá trình tiến tới mứclạm phát thấp, một trong những mục tiêu của hiệp ước Maastricht. Vorlak và đồng nghiệp (2018) đã sử dụng mô hình ARDL để phân tích sự ổn định củacầu tiền tại Campuchia. Kết quả thực nghiệm của họ đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát tác độngngược chiều đến cầu tiền dài hạn, trong khi đó tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều lên cầutiền dài hạn. Sakib (2021) đã áp dụng mô hình tự hồi quy VAR với chuỗi dữ liệu vĩ mô theo thời giancủa New Zealand để phân tích cận cảnh mối liên hệ giữa cầu tiền, lạm phát và lãi suất. Từ kếtquả thu được, nghiên cứu đã chứng minh rằng các biến như GDP, lợi tức trái phiếu, lãi suất vàlạm phát đều có tác động đáng kể đến cầu tiền. Trong nghiên cứu của Roussel, Y…,Ali, A…,& Audi,. M. (2021), đã chỉ ra các nhân tốtiêu dùng của các hộ gia đình, chi tiêu của Chính phủ, lãi suất, tăng ...