Danh mục

Một số phong tục tập quán của người dân tộc Sán Dìu ở xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.17 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi dân tộc có sự khác nhau về điều kiện địa lí địa bàn cư trú, về phong tục tập quán..., đó là những yếu tố cơ bản tác động lên sức khỏe của cộng đồng tộc người... Người dân tộc Sán Dìu (NDTSD) vẫn còn những hạn chế trong sự phát triển về kinh tế, giáo dục và tiếp cận kiến thức khoa học kĩ thuật..., trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS). Đó là lí do của nghiên cứu này, với mục tiêu: Mô tả một số phong tục tập quán ảnh hưởng tới SKSS của phụ nữ NDTSD.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số phong tục tập quán của người dân tộc Sán Dìu ở xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sảnTạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009Y- Dược họcMỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC SÁN DÌUỞXÃ NAM HÒA, HUYỆN ĐỒNG HỶ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE SINH SẢNLê Minh Chính (Trường ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên)1. Đặt vấn đềViệt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, với tỉ lệ là 86,83%, một sốdân tộc thiểu số có dân số trên dưới 1 triệu người, như Tày, Thái còn dân tộc Sán Dìu có hơn135.000 người [10].Mỗi dân tộc có sự khác nhau về điều kiện địa lí địa bàn cư trú, về phong tục tập quán..., đólà những yếu tố cơ bản tác động lên sức khỏe của cộng đồng tộc người... Người dân tộc Sán Dìu(NDTSD) vẫn còn những hạn chế trong sự phát triển về kinh tế, giáo dục và tiếp cận kiến thứckhoa học kĩ thuật..., trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS). Đó là lí do của nghiên cứu này,với mục tiêu: Mô tả một số phong tục tập quán ảnh hưởng tới SKSS của phụ nữ NDTSD.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu2.1. Địa điểm: Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, dân số hơn 10 ngànngười, có 8 dân tộc anh em, trong đó NDTSD có gần 6 ngàn người.2.2. Đối tượng và phương pháp- 112 phụ nữ NDTSD, gồm: những người đang mang thai (PNCT) , bà mẹ nuôi con bú(BMNCB) và một số phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu máu [3], đã định cư lâu đời, còn giữ nhiều phongtục tập quán cũ trong đời sống, sinh hoạt.- Lãnh đạo địa phương, trạm y tế xã, già làng, trưởng bản, cộng tác viên dân số(CTVDS), nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB).- Sử dụng phương pháp mô tả diện cắt ngang và điều tra xã hội học, như: phỏng vấn sâu,thảo luận nhóm, quan sát thực tế...- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 - 2008 đến tháng 10 - 20083. Kết quả và thảo luận- Điều tra 112 hộ gia đình NDTSD, thảo luận nhóm với 28 người dân, phỏng vấn sâu 14người: Bí thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch phụ nữ xã, Chủ tịch mặt trận xã, 2 già làng,4 trưởng bản, 4 CTVDS, 1 trạm trưởng trạm y tế xã. Kết quả thu được như sau:3.1. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa xã hộiBảng 1. Tình hình kinh tế gia đình của các hộ điều traĐiều kiện kinh tế gia đìnhThuộc diện hộ nghèoGia đình có tivi, đài..Gia đình có nhà kiên cốGia đình có nhà bán kiên cốGia đình có nhà tạmKết quản = 112514922288Tỉ lệ %45,5443,751,7919,6478,57Đối tượng PNCT, BMNCB thiếu máu là hộ nghèo chiếm 45,54% (diện nghèo chung củaxã là 29%). Thực trạng tỉ lệ hộ nghèo cao ở PNCT của NDTSD xã Nam Hòa cũng tương đươngvới tỉ lệ hộ nghèo của dân tộc Mông (43,75%) và Thái (52,5%) ở 2 huyện Quế Phong và Kỳ Sơn1Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009Y- Dược họctỉnh Nghệ An [7]. Cao hơn tỉ lệ % thiếu đói của người dân tộc Thái ở Sơn La (11,29), Mường ởSơn Thủy - Hòa Bình (19,87), Dao ở Hợp Tiến - Thái Nguyên (31,0) và Mông ở Cán Tỉ - HàGiang (42,19) [6].Đa số các gia đình chỉ có nhà tạm (78,57%), thiếu các đồ dùng thiết yếu (đài, vô tuyếntruyền hình, bàn ghế, nồi, chảo...). Chuồng gia súc, gia cầm kề sát nhà, bếp nên rất mất vệ sinh.Bảng 2. Trình độ học vấnTrình độ học vấn- Biết đọc - biết viết- Tiểu học- Trung học cơ sở (THCS)- Phổ thông trung học (PTTH)CộngKết quản = 1121287130112Tỉ lệ %10,7177,6811,610100Học vấn của phụ nữ chủ yếu là tiểu học: 77,68%, (năm 2000, cấp I: 58%, cấp III: 3% [5]).Bảng 3. Tuổi lấy chồng và sinh con đầu lòng của phụ nữ NDTSDNhóm tuổi củaphụ nữ NDTSDTuổi 18 - 19Tuổi 20 - 21Tuổi 22 - 24Tuổi ≥ 25CộngSố người kết hônn%3329,466961,6165,3643,57112100Số người sinh con đầu lòngnTỉ lệ %3128,445550,461614,6876,42109100Bảng 3, cho thấy phụ nữ NDTSD 20 - 21tuổi lấy chồng và sinh con đầu lòng chiếm tỉ lệcao nhất. Chính vì lấy chồng và có con sớm cho nên phụ nữ NDTSD đã không có thời gian, sứclực và cơ hội để học tập và nâng cao hiểu biết về SKSS...Khi thảo luận nhóm với chị em, hầu hết đều cho rằng: Biết lấy chồng ở tuổi 18 - 20 là cònnon trẻ, nhưng người ta đi lấy chồng thì mình cũng phải lấy chồng. Chị T. ở xóm Na Quán nói:Chúng em ở đây, con gái cứ sau 21 - 22 tuổi chưa đi lấy chồng thì lo lắm, vì từ 23 tuổi trở đingười ta đã cho là bị ế chồng rồi....Con trai NDTSD sau khi lấy vợ 1 - 2 năm đã ra ở riêng, họ thường phải chắt chiu, tiếtkiệm, trong khi ruộng đất, vốn liếng, công cụ lao động, kinh nghiệm sản xuất... còn rất thiếu.Đây có thể cũng là những nguyên nhân làm cho phụ nữ ít được chăm sóc dinh dưỡng, dẫn tớithiếu máu.3.2. Một số điều kiện ăn, ở và tập quán vệ sinh3.2.1. Phong tục tập quán ăn, uống- Hàng ngày có 2 bữa ăn chính là bữa trưa và bữa tối, buổi sáng ăn phụ.- Các món ăn, bánh, đồ uống đặc trưng của NDTSD, được ưa thích là:+ Nem chạo, nem thính. Cách chế biến các món đó: Thịt nạc tươi thái mỏng, trộn muốitinh, bột gạo nếp rang vàng, gói lá chuối hoặc cho vào ống nứa, để 2 - 5 ngày cho lên men mới ăn.+ Thịt lợn tái: Thịt thăn tươi, gan thái mỏng, trộn mắm muối, gia vị, chanh hoặc dấm.+ Tiết canh lợn, ngan, vịt...2Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009Y- Dược học+ Các loại bánh: Bánh chưng, bánh dày, bánh rợm, bánh gai, bánh trôi, bánh trứng kiến,bánh lẳng (tức bánh tro) làm từ gạo nếp ngâm nước tro các loại vỏ đậu, đỗ, cây núc nác đã đượclắng trong...+ Cháo: Thường nấu bằng một nồi to, vừa để ăn sáng, vừa ăn thêm vào bữa trưa, có khicháo thay canh chan cơm (cơm chan cháo), sáng ăn cháo muối hoặc với cà bát muối mặn.+ Nước uống và đồ uống: Nước vối (vối thu hái và chế biến vào đúng ngày tết mồng 5/5âm lịch thì mới ngon), nước chè xanh hay búp, nước cháo cũng là món nước uống.Rượu nấu chõ, uống vào các bữa tết lễ và khi có khách, thường mời nhau uống nhiều.NDTSD có văn hóa ẩm thực khá phong phú. Tuy nhiên, nem trạo, nem thính, thịt tái chủyếu dùng cho bữa ăn ngày lễ, tết và dành cho đàn ông nhắm rượu, ít dành cho phụ nữ và trẻ em.Theo ông L.: Các món ăn ngon, bổ như nem, thịt tái, thịt trâu, ngan, ếch, lươn... thì các bàcác cô không mấy người ăn. T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: