![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Một số quan niệm về đặc trưng văn học của Thiếu Sơn
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 95.35 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quan niệm về đặc trưng văn học của Thiếu Sơn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 65-70 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0085 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC CỦA THIẾU SƠN Nguyễn Thị Hải Phương Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này. Ông luôn đề cao tính chất nghệ thuật, tính chất thẩm mĩ của văn chương, khẳng định văn chương phải gắn liền với cái đẹp. . . Ông xem đó chính là phẩm chất đặc thù của văn chương, là tiêu chí quan trọng mang tính quyết định để phân biệt văn chương với các hình thái ý thức khác như tôn giáo, chính trị, triết học. . . Từ khóa: Thiếu Sơn, đặc trưng của văn học, yếu tố thẩm mĩ. 1. Mở đầu Nói tới đặc trưng của văn học chính là ta đang nói tới những đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù, là tiêu chí để phân biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác, là lí do quyết định sự tồn tại không gì thay thế được của văn học trong suốt chiều dài lịch sử. Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Mọi lí thuyết văn học đều phải làm rõ vấn đề “văn học là gì?”. Và hầu như không một nhà nghiên cứu nào khi cầm bút lại không suy nghĩ đến đặc trưng của văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này. Thiếu Sơn (1908 - 1978) bắt đầu bước vào làng phê bình văn học năm 1931 với khá nhiều bài viết in trên các tờ báo như Nam Phong tạp chí, Phụ nữ tân văn... Năm 1933, Thiếu Sơn cho ra đời cuốn sách Phê bình và cảo luận. “Với Phê bình và cảo luận, ông được coi là một trong những người mở đầu cho phê bình văn học bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam” [5;1681]. Đây là “một cuốn sách phê bình có tầm cỡ, đánh dấu sự phát triển với tốc độ mau lẹ của phê bình hiện đại Việt Nam những năm từ 1930 trở đi” [4]. Trong lời giới thiệu Phê bình và cảo luận, Phan Khôi đã bày tỏ sự trân trọng của mình, ông cho đó là những bài văn hay là hột gạo no nê nguyên vẹn: Mới ngó như khí sơ lược một chút, nhưng xem kĩ thì thấy tác giả cốt trọng về đại thể, chứ không cầu toàn (...) đúng với phương pháp phê bình [1;15]. Sau Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn tiếp tục viết một số bài phê bình (được tập hợp trong Câu chuyện văn học) và những bài viết này cũng đã gây được ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc. Trong các bài phê bình của mình, Thiếu Sơn đã đề cập đến nhiều vấn đề trong đó đáng chú ý là những quan niệm về đặc trưng văn học. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Nguyễn Thị Hải Phương, e-mail: haiphuongdhsp@yahoo.com 65 Nguyễn Thị Hải Phương 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Quan niệm văn chương phải gắn liền với cái đẹp Đặc trưng tiêu biểu nhất mà Thiếu Sơn nêu ra là văn chương phải gắn liền với cái đẹp. Ông khẳng định: “Văn chương chỉ cần có một chủ nghĩa là kiếm tìm và phô bày cái đẹp” [1;334]. Với Thiếu Sơn, cái đẹp chính là tiêu chí, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác. Chẳng hạn so sánh văn học với triết học, ông khẳng định: “ Một đằng là việc tư tưởng, một đằng là việc của mĩ thuật, không thể xô bồ làm một mà bình luận hơn kém được. Nhà triết học quý ở sự phát minh chân lí, nhà văn quý ở sự trau dồi cái đẹp” [1;330]. Và Thiếu Sơn chủ trương: “Người nào muốn sống với văn chương trước hết phải biết phải giải phóng cho linh hồn, phải thoát li được hết thảy những thành kiến về luân lí, về xã hội về chính trị, về tôn giáo mà chỉ biết có nghệ thuật mà thôi” [1;334]. Trong suy nghĩ của ông, nhà văn muốn sáng tác được những tác phẩm văn chương có giá trị thì phải quên đi tất cả những ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống, nhà văn chỉ biết đắm mình trong vương quốc của cái đẹp mà thôi: “Đời còn có những bất công, còn có những điều vô đạo, còn có những cảnh nghèo nàn khốn khổ thì còn có những kẻ không bằng lòng chứ sao? Song nhà nghệ sĩ đâu có biết đến những cái đó. Nhà nghệ sĩ cũng phải chịu nhiều nỗi thiệt thòi đau thương của người đời, nhưng vì quá bằng lòng trong thế giới văn chương mĩ thuật mà đã có một trạng thái linh hồn cao hơn cả đời thực tại” [1;336]. Ông quan niệm cuộc sống của nhà văn mỗi khi được đắm chìm trong thế giới văn chương mĩ thuật “tự nó đã mãn nguyện rồi”, “không cần tô điểm”. Cũng theo Thiếu Sơn, tác phẩm văn chương sẽ thực sự góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội, thực sự có công với xã hội loài người “nếu trong thiên hạ còn có nhiều người còn biết yêu nghệ thuật, nhờ thưởng thức các công trình của chúng tôi mà quên được những nhỏ nhen, ti tiện ở cõi đời để sống chung vui với chúng tôi trong một thế giới đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn” [1;336]. Như vậy, quan niệm văn chươn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quan niệm về đặc trưng văn học của Thiếu Sơn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 65-70 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0085 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC CỦA THIẾU SƠN Nguyễn Thị Hải Phương Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này. Ông luôn đề cao tính chất nghệ thuật, tính chất thẩm mĩ của văn chương, khẳng định văn chương phải gắn liền với cái đẹp. . . Ông xem đó chính là phẩm chất đặc thù của văn chương, là tiêu chí quan trọng mang tính quyết định để phân biệt văn chương với các hình thái ý thức khác như tôn giáo, chính trị, triết học. . . Từ khóa: Thiếu Sơn, đặc trưng của văn học, yếu tố thẩm mĩ. 1. Mở đầu Nói tới đặc trưng của văn học chính là ta đang nói tới những đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù, là tiêu chí để phân biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác, là lí do quyết định sự tồn tại không gì thay thế được của văn học trong suốt chiều dài lịch sử. Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Mọi lí thuyết văn học đều phải làm rõ vấn đề “văn học là gì?”. Và hầu như không một nhà nghiên cứu nào khi cầm bút lại không suy nghĩ đến đặc trưng của văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này. Thiếu Sơn (1908 - 1978) bắt đầu bước vào làng phê bình văn học năm 1931 với khá nhiều bài viết in trên các tờ báo như Nam Phong tạp chí, Phụ nữ tân văn... Năm 1933, Thiếu Sơn cho ra đời cuốn sách Phê bình và cảo luận. “Với Phê bình và cảo luận, ông được coi là một trong những người mở đầu cho phê bình văn học bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam” [5;1681]. Đây là “một cuốn sách phê bình có tầm cỡ, đánh dấu sự phát triển với tốc độ mau lẹ của phê bình hiện đại Việt Nam những năm từ 1930 trở đi” [4]. Trong lời giới thiệu Phê bình và cảo luận, Phan Khôi đã bày tỏ sự trân trọng của mình, ông cho đó là những bài văn hay là hột gạo no nê nguyên vẹn: Mới ngó như khí sơ lược một chút, nhưng xem kĩ thì thấy tác giả cốt trọng về đại thể, chứ không cầu toàn (...) đúng với phương pháp phê bình [1;15]. Sau Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn tiếp tục viết một số bài phê bình (được tập hợp trong Câu chuyện văn học) và những bài viết này cũng đã gây được ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc. Trong các bài phê bình của mình, Thiếu Sơn đã đề cập đến nhiều vấn đề trong đó đáng chú ý là những quan niệm về đặc trưng văn học. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Nguyễn Thị Hải Phương, e-mail: haiphuongdhsp@yahoo.com 65 Nguyễn Thị Hải Phương 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Quan niệm văn chương phải gắn liền với cái đẹp Đặc trưng tiêu biểu nhất mà Thiếu Sơn nêu ra là văn chương phải gắn liền với cái đẹp. Ông khẳng định: “Văn chương chỉ cần có một chủ nghĩa là kiếm tìm và phô bày cái đẹp” [1;334]. Với Thiếu Sơn, cái đẹp chính là tiêu chí, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác. Chẳng hạn so sánh văn học với triết học, ông khẳng định: “ Một đằng là việc tư tưởng, một đằng là việc của mĩ thuật, không thể xô bồ làm một mà bình luận hơn kém được. Nhà triết học quý ở sự phát minh chân lí, nhà văn quý ở sự trau dồi cái đẹp” [1;330]. Và Thiếu Sơn chủ trương: “Người nào muốn sống với văn chương trước hết phải biết phải giải phóng cho linh hồn, phải thoát li được hết thảy những thành kiến về luân lí, về xã hội về chính trị, về tôn giáo mà chỉ biết có nghệ thuật mà thôi” [1;334]. Trong suy nghĩ của ông, nhà văn muốn sáng tác được những tác phẩm văn chương có giá trị thì phải quên đi tất cả những ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống, nhà văn chỉ biết đắm mình trong vương quốc của cái đẹp mà thôi: “Đời còn có những bất công, còn có những điều vô đạo, còn có những cảnh nghèo nàn khốn khổ thì còn có những kẻ không bằng lòng chứ sao? Song nhà nghệ sĩ đâu có biết đến những cái đó. Nhà nghệ sĩ cũng phải chịu nhiều nỗi thiệt thòi đau thương của người đời, nhưng vì quá bằng lòng trong thế giới văn chương mĩ thuật mà đã có một trạng thái linh hồn cao hơn cả đời thực tại” [1;336]. Ông quan niệm cuộc sống của nhà văn mỗi khi được đắm chìm trong thế giới văn chương mĩ thuật “tự nó đã mãn nguyện rồi”, “không cần tô điểm”. Cũng theo Thiếu Sơn, tác phẩm văn chương sẽ thực sự góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội, thực sự có công với xã hội loài người “nếu trong thiên hạ còn có nhiều người còn biết yêu nghệ thuật, nhờ thưởng thức các công trình của chúng tôi mà quên được những nhỏ nhen, ti tiện ở cõi đời để sống chung vui với chúng tôi trong một thế giới đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn” [1;336]. Như vậy, quan niệm văn chươn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc trưng văn học của Thiếu Sơn Đặc trưng của văn học Yếu tố thẩm mĩ Phê bình văn học Tính chất nghệ thuật trong văn họcTài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 1
190 trang 183 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2
105 trang 100 1 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển hai): Phần 2
93 trang 85 0 0 -
Tuyển tập phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh: Phần 2
313 trang 72 0 0 -
Bàn về chủ nghĩa tối giản trong văn học
7 trang 56 0 0 -
Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay) - Nguyễn Văn Kha
237 trang 46 1 0 -
Vài nét về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1955
6 trang 42 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập thượng): Phần 2
126 trang 40 0 0 -
Nhiếp Trân Chiêu và lý thuyết phê bình luân lý học văn học
9 trang 35 0 0 -
Lý thuyết phê bình văn học: Phần 1
162 trang 35 0 0