Danh mục

MỘT SỐ THẮC MẮC KHI ÁP DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 72.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đệm lót sinh thái sau thời gian sử dụng khoảng một năm, thì ta nên tiến hành thay mới lớp đệm, việc thay mới lớp đệm cũng như số lần thay mới được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất xơ của lớp đệm quá thấp, quá mịn, mật độ nuôi quá lớn sẽ gây nên tình trạng quá tải đối với lớp đệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ THẮC MẮC KHI ÁP DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI MỘT SỐ THẮC MẮC KHI ÁP DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI 1. Cách xác định đệm lót cần phải thay mới và cách thay mới? - Đệm lót sinh thái sau thời gian sử dụng khoảng một năm, thì ta nêntiến hành thay mới lớp đệm, việc thay mới lớp đệm cũng như số lần thaymới được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất xơ của lớp đệm quá thấp,quá mịn, mật độ nuôi quá lớn sẽ gây nên tình trạng quá tải đối với lớp đệm.Vì vậy, thời gian thay mới và số lần thay mới lớp đệm nên tùy vào từngtrường hợp cụ thể để áp dụng cho hiệu quả. - Đối với trại gà: lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 15-20cm, và bổsung lớp đệm mới khoảng 20-25cm; Lần 2 Ta thay mới hoàn toàn. - Đối với trại heo: Lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 10-15cm, và bổsung lớp đệm mới khoảng 12-18cm; Lần 2:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 20-30cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 25-35cm. Lần 3: Ta thay mới hoàntoàn. Về thời gian thay mới, ta tùy vào loại hình trại nuôi(gà,heo) để xácđịnh thời gian thích hợp. 2. Dùng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có đòi hỏi gì về vị tríxây chuồng trại không? - Vị trí để làm trại nuôi bằng đệm lót sinh thái trên cơ bản cũng giốngnhư trại nuôi thông thường, nhưng cũng có vài điểm cần lưu ý khi chọn vị tríxây trại: + Nên chọn vị trí có giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, không cónguồn ô nhiễm công nghiệp, nơi có mặt bằng rộng rãi, nếu có thể đặt ở ví tríhướng Bắc quay về hường Nam thì càng tốt.+ Đối với vùng đất trũng, nên chọn kiểu đệm lót nằm trên mặt đất. Ngượclại thì ta có thể chọn kiểu nửa trên nửa dưới hoặc hoàn toàn dưới đất.+ Về chiều cao của chuồng nuôi, từ mái hiên xuống mặt nền ít nhất phải caotừ 2,5m trở lên nhằm đảm bảo trao đổi không khí trong mùa hè oi bức. 3. Cách duy trì cân bằng cho nấm vi sinh trong lớp đệm Về vấn đề này, ngoài việc duy trì bằng cách bổ sung nước, ta có -thể dựa vào mùi(hoặc độ PH của lớp đệm, độ PH tốt nhất là vào khoảng 5, vìđộ PH của phân heo vào khoảng 8.5) để đánh giá xem lớp đệm có hoạt độngbình thường hay không. Với lớp đệm hoạt đồng bình thường thì ta có thể ngưởi thấy mùihương nhẹ hoặc có mùi của nguyên liệu làm đệm lót(mùn cưa, dăm bào,trấuv.v...), nhưng khi sử dụng một thời gian thì mùi của nguyên liệu sẽ giảm đi vàdần được thay thế bởi mùi của phân khi bị phân hủy, nhưng không hôi thối.Trường hợp khi ngưởi thấy mùi của amoniac hoặc mùi hôi nhẹ, thì chứng tỏphân chưa được phân hủy hoàn toàn, hoặc lượng phân và nước tiểu vượt quákhả năng phân hủy của nấm vi sinh, trong trường hợp này ta có thể tiến hànhnhững bước sau đây: 1. Tăng thêm độ dày cho lớp đệm, nhất là vào mùa lạnh,hoặc những ngày thời tiết chuyển lạnh(áp thấp) và tăng thêm một lượng nhỏcám bắp. 2. Tăng thêm men vi sinh. 3. Xới cho tơi xốp lớp đệm để tăng thêmlượng ôxy, tăng khả năng lên men. Cách làm này thường dùng khi lớp đệm cótình trạng vón cục hoặc thành phần nước quá cao. 4. Giảm mật độ nuôi. 5.Tăng thêm nguyên liệu cho lớp đệm bằng dăm bào(vì có kích thước lớn hơnmùn cưa) như vậy lớp đệm sẽ trở nên tơi xốp hơn. 4. Cách quản lý thành phần nước trong lớp đệm Vào mùa xuân hoặc mùa mưa có độ ẩm cao, cứ 10-15 ngày là ta -có thể tiến hành bổ sung nước cho lớp đệm, chú ý không nên bổ sung nướcvào những ngày có nhiệt độ quá thấp. Vào mùa giá rét, ta nên dựa vào độ ẩm của bề mặt lớp đệm đểquyết định bổ sung nước, thông thường cứ 5-7 ngày một lần. Nói chung chỉ cần đảm bảo độ ẩm nhất định cho bề mặt lớp đệmlà được, hoặc ta có thể quan xác bằng mắt thường với hàm lượng nước vàokhoảng 30%, lớp đệm có độ xốp và không vón cục là tốt nhất. Với độ ẩmnày sẽ không gây ảnh hưởng xấu và cũng không tạo cảm giác quá mát đối vớivật nuôi(như gà,heo), ngược lại sẽ rất có ích đối với lớp da của heo. Như tathường thấy với chuồng nuôi bằng nền xi măng truyền thống, trên lớp da củacon heo thường có các đốm đỏ như Đậu, nhưng khi nuôi trên đệm lót sinh tháivới một độ ẩm thích hợp thì hầu như không thấy xuất hiện tình trạng này,ngược lại còn tạo cho ta một cảm giác thoải mái khi chăn nuôi. 5.Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có yêu cầu gì đốivới thức ăn không? Về cơ bản, thức ăn cho heo khi chúng ta nuôi trên đệm lót sinh thái -không khác biệt gí so với cách nuôi thông thường. Chúng ta có thể dùng hoàntoàn bằng cám công nghiệp hoặc cám tự phối trộn đều được. 6. Chuồng nuôi bằng đệm lót sinh thái có thể tiến hành tiêu trùngkhử độc không? Dĩ nhiên là được. Nhưng bạn sẽ tự hỏi: Đệm lót sinh thái hoạt -động bằng nấm vi sinh, nếu ta tiến hành tiêu trùng khử độc thì chẳng phải sẽdiệt cả nấm vi sinh? Đúng vậy, khi tiến hành tiêu trùng khử độc thì mộtlượng nhỏ nấm vi sinh trên bề mặt lớp đệm sẽ bị diệt, nhưng lượng nấm visinh bên trong lớp đệm vẫn hoạt động, và sau một thời gian ngắn lượng nấmlại phát triển bình thường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: