Thông tin tài liệu:
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng cơ tim mà ĐMV đó nuôi dưỡng. Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số thuốc thiết yếu trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp Một số thuốc thiết yếu trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ timdo thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thànhcục máu đông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoạitử vùng cơ tim mà ĐMV đó nuôi dưỡng. Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim dothiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máuđông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng cơ timmà ĐMV đó nuôi dưỡng. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong việc tổ chứcphát hiện, cấp cứu và điều trị sớm bằng các thuốc hay can thiệp, tuy nhiên,NMCT cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biếnchứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao,hậu quả để lại cho người bệnh và xã hội còn nặng nề. Nguyên nhân củaNMCT chủ yếu là do xơ vữa ĐMV. Điều trị NMCT gồm nhiều biện pháp, tuy nhiên, dù áp dụng biện phápnào cũng không thể thiếu được các thuốc. Có thể chia các thuốc điều trịNMCT thành các nhóm sau: Các thuốc chống đông: - Heparin thường: Thuốc ngăn cản quá trình phát triển của cục máu đông nhưng khônghòa tan các cục máu đông. Do vậy, trong lâm sàng heparin được dùng đểphòng quá trình lan rộng của huyết khối, ngăn ngừa xuất hiện huyết khốimới, huyết khối đại tuần hoàn và phòng tắc lại ĐMV. Heparin cũng ngăncản hình thành cục máu đông bền vững do ức chế các yếu tố làm ổn địnhfibrin. Khi sử dụng heparin, bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ cácchỉ số đông máu để điều chỉnh liều thuốc phù hợp, nếu quá liều có thể gâybiến chứng chảy máu. - Heparin trọng lượng phân tử thấp: Heparin trọng lượng phân tử thấp có tác dụng gần giống như heparinthường, nhưng có ưu điểm là không cần phải thường xuyên xét nghiệm đểđánh giá tác dụng chống đông. Do vậy việc sử dụng đơn giản hơn, tác dụngkéo dài hơn. Ngoài ra, thuốc ít gây tai biến giảm tiểu cầu hơn so với heparinthường. Các thuốc hay dùng là lovenox, fraxiparin. Các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu: đây là nhóm thuốc rất quantrọng nhằm không cho tiểu cầu ngưng tập tại vị trí đứt gãy của ĐMV, ngănchặn sự hình thành cục huyết khối và không cho cục huyết khối tiếp tục lanrộng. Thuốc đòi hỏi được sử dụng càng sớm càng tốt. - Acid salicylic (biệt dược aspirin): là thuốc đã được biết đến và sửdụng đầu tiên. Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều thuốc khác, nhưng vaitrò của aspirin vẫn không thể thay thế được. Cơ chế tác dụng của thuốc là ứcchế không hồi phục men acetylating cyclo-oxygenase trên tiểu cầu, từ đó ứcchế hình thành thromboxane A2 là chất có tác dụng gây ngưng tập tiểu cầu.Nên sử dụng aspirin (100-300mg) càng sớm càng tốt, tốt nhất là ở phòng cấpcứu ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp. Dùng đường tĩnh mạchhoặc nhai với liều cao (>500mg) có thể tạo ra hiệu quả điều trị nhanh chóng.Sau đó nên tiếp tục điều trị kéo dài với liều từ 75-325mg hằng ngày và kéodài (trừ khi có chống chỉ định). - Thienopyridine: Các thuốc ức chế tiểu cầu bao gồm ticlopidin (biệt dược ticlide) vàclopidogrel (biệt dược plavix). Những thuốc này không ức chế men cyclo-oxygenase như aspirin, mà ngăn cản quá trình hoạt hóa tiểu cầu thông quaADP. Clopidogrel là một dẫn xuất của thienopyridine có tác dụng ức chếgắn ADP với thụ thể trên bề mặt tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành huyết khối.Thuốc được chỉ định dùng càng sớm càng tốt, ngay khi có các cơn đau thắtngực. Đây là thuốc bắt buộc dùng trước và sau can thiệp nong ĐMV và đặtgiá đỡ (stent). Liều khởi đầu thường dùng từ 300- 600mg, duy trì liều từ 75-150mg/ngày. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn so với ticlodipine, kể cả giảmtiểu cầu. Sau khi đặt giá đỡ, đặc biệt các loại giá đỡ có bọc thuốc, thuốc phảiđược dùng tiếp ít nhất 9 tháng sau. - Thuốc ức chế thụ thể glucoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu: Các thuốc ức chế thụ thể glucoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu (nhưabciximab, eptifibatide, tirofibran...) ngăn cản fibrinogen lưu hành trongmáu gắn với các thụ thể đặc hiệu được hoạt hóa trên tiểu cầu, do đó thuốc sẽức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu. Do vậy, nhó m thuốc này rất lý tưởng đểđiều trị NMCT cấp, bệnh cảnh mà cục máu đông giàu tiểu cầu đóng vai tròchủ yếu, đặc biệt NMCT cấp đã được can thiệp ĐMV qua da. Tuy nhiên,nhược điểm lớn nhất của thuốc này là giá thành còn rất đắt, do vậy chưađược sử dụng phổ biến ở nước ta. Các thuốc tiêu sợi huyết (tiêu cục huyết khối): Như trên đã nói, các thuốc chống đông chỉ có tác dụng ngăn chặnkhông cho cục huyết khối hình thành hoặc lan rộng. Thuốc không có tácdụng trực tiếp trên cục huyết khối do vậy chỉ là thuốc dự phòng. Các thuốctiêu cục huyết khối có tác dụng điều trị vì nó làm mất đi cản trở cơ học, làmtái lưu thông lại ĐMV để cung ...