Danh mục

Một số trao đổi về điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn năm 2004-2014

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.38 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Một số trao đổi về điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn năm 2004-2014" được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng điều hành lãi suất của NHNN giai đoạn năm 2004-2014, nhận diện các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong công tác điều hành lãi suất của NHNN và đưa ra kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số trao đổi về điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn năm 2004-2014 MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2004-2014 ThS. Phạm Thị Bảo Oanh Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt Điều hành lãi suất đang dần trở thành trọng tâm trong điều hành chính sách tiềntệ (CSTT) của các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới. Thông qua điều hànhlãi suất, NHTW có thể kiểm soát giá cả từ đó kiềm chế lạm phát, kích thích kinh tế pháttriển ổn định. Tuy nhiên, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khálúng túng trong điều hành lãi suất. Lãi suất chưa mang tính định hướng thị trường. Dođó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng điều hành lãisuất của NHNN giai đoạn năm 2004-2014, nhận diện các hạn chế, nguyên nhân củahạn chế trong công tác điều hành lãi suất của NHNN và đưa ra kiến nghị nhằm khắcphục các hạn chế này. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất, ngân hàng trung ương. Abstract Interest rate is becoming the focus of monetary policy management of the centralbank in the world. Using the interest rate based monetary policy, the central bank cancontrol prices and then inflation, stimulating economic development stability.However, State Bank of Vietnam (SBV) is still facing difficulties in managing interestrate. Interest rates are not market oriented. Therefore, this study was conducted toanalyse the interest rate management by State Bank of Viet Nam in the period of 2004-2014, identify limitations, causes of limitations and make recommendations toovercome these limitations. Key words: Monetary policy, interest rate management, central bank. 1. Điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương Điều hành lãi suất của NHTW là việc NHTW sử dụng các công cụ lãi suất củaCSTT để điều tiết thị trường, đảm bảo thị trường tiền tệ hoạt động theo đúng quy luậttừ đó đạt được các mục tiêu đề ra. Điều hành lãi suất là nội dung của điều hành CSTT,do vậy, mục tiêu điều hành CSTT chi phối toàn bộ các quyết định của NHTW trongđiều hành lãi suất. 507 Cuối những năm 1970, một số NHTW trên thế giới thực hiện CSTT theo đuổimục tiêu cung tiền (Money Targeting)1, lấy cung tiền làm cơ sở kiểm soát lạm phát,kích thích kinh tế phát triển. Chính sách này được xây dựng dựa trên quan điểm củaM.Friedman. Friedman cho rằng, NHTW cần kiểm soát cung tiền chặt chẽ, bởi cungtiền là nhân tố tác động đến tất cả các yếu tố: sản lượng, lãi suất và giá cả [2]. KhiNHTW tăng/giảm cung tiền sẽ kéo theo sự thay đổi của các đại lượng khác như sảnlượng, giá cả và lãi suất. Như vậy, với CSTT theo đuổi mục tiêu cung tiền, NHTWkhông tập trung kiểm soát lãi suất mà trọng tâm là kiểm soát tổng lượng tiền cung ứngcho nền kinh tế, từ đó lãi suất phải tự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thị trường.Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều hành CSTT theo mục tiêu cung tiền có nhiều hạn chế.Các NHTW không những gặp khó khăn trong quản lý tổng cung tiền của nền kinh tếmà việc kiểm soát lạm phát thông qua kiểm soát cung tiền nhiều trường hợp khônghiệu quả. Từ giữa những năm 1980, NHTW của một số quốc gia phát triển như:NewZealand, Canada, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Australia… [10] chuyển sang thựchiện CSTT theo đuổi mục tiêu lạm phát (Inflation Targeting)2, trong đó, chính phủ vàNHTW cùng xác định mức lạm phát mục tiêu và sử dụng mọi công cụ của CSTT đểđạt được mục tiêu này. CSTT theo mục tiêu lạm phát đặc biệt nhấn mạnh vai trò củalãi suất, coi lãi suất là nhân tố quyết định đến mức giá chung của nền kinh tế, thôngqua việc kiểm soát, đảm bảo duy trì lãi suất mục tiêu từ đó tác động đến lãi suất thịtrường, trên cơ sở này đạt được mục tiêu lạm phát đề ra, kích thích kinh tế phát triểnbền vững. CSTT theo đuổi mục tiêu lạm phát được xây dựng trên cơ sở học thuyếtKeynes, dựa vào động cơ đầu cơ của các nhà đầu tư trên thị trường để điều tiết nềnkinh tế [1]. Khi NHTW công bố mức lãi suất mục tiêu, các nhà đầu tư tin rằng NHTWsẽ có một loạt các động thái đi kèm để đạt được mục tiêu lãi suất này, do vậy, để đảmbảo lợi ích của mình, các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định mua/bán trái phiếu chính phủtừ đó tác động đến cung tiền, sản lượng và giá cả trong nền kinh tế. Để xây dựng công thức xác định lãi suất khi NHTW theo đuổi mục tiêu lạm phát,năm 1993, J.B Taylor nghiên cứu chính sách lãi suất của Fed giai đoạn năm 1987-1992trong bối cảnh kinh tế Mỹ phát triển chậm lại do CSTT thắt chặt nhằm đối phó vớicuộc khủng hoảng giá dầu mỏ và trường hợp Đông Đức, Tây Đức sau khi sáp nhập,nhu cầu đầu tư gia tăng khiến ngân sách thâm hụt nghiêm trọng, lạm phát tăng. Taylorphát hiện l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: