Một số vấn đề chung về khái niệm thị trường bất động sản
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.05 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thế nào là thị trường ? Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Qua nghiên cứu và phân tích lí thuyết về thị trường của các nhà kinh điển ta thấy ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề chung về khái niệm thị trường bất động sản Một số vấn đề lý luận về khái niệm thị trường bất động sản 1. Thế nào là thị trường ? Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Qua nghiên cứu và phân tích lí thuyết về thị trường của các nhà kinh điển ta thấy một số vấn đề cần lưu ý: - Thị trường gắn với sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là cơ sở kinh tế quan trọng của thị trường. Thị trường phản ánh trình độ và mức độ của nền sản xuất xã hội. - Mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ngày càng được nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Từ chỗ chỉ đề cao thị trường ngoài nước hoặc trong nước đến chỗ thấy được quan hệ thống nhất hữu cơ của 2 loại thị trường này. Phải có các giải pháp để biến thị trường trong nước thành bộ phận của thị trường thế giới.- Vai trò điều tiết của nhà nước đối với thị trường là cần thiết tất yếu. Điều tiết thị trường theo yêu cầu các quy luật kinh tế và sự vận động khách quan của thị trường. - Ngày nay không tồn tại thị trường dưới dạng thuần tuýy đơn nhất. Trong nền kinh tế mỗi nước đều tồn tại nhiều dạng thức, nhiều thể loại và nhiều cấp độ thị trường khác nhau. Thị trường và kinh tế thị trường là những vấn đề phức tạp. Từ những nghiên cứu sơ lược, cổ xưa cho đến những nghiên cứu quy mô khoa học ngày nay phạm trù thị trường luôn được đưa thêm những nội dung mới. Tuỳ từng điều kiện và giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm thị trường khác nhau. Khái niệm cổ điển cho rằng: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất thị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng khái niệm này. Khái niệm hiện đại về thị trường rất nhiều. Theo sự tương tác của các chủ thể trên thị trường người ta cho rằng: thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành thị trường là một quá trình không thể chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể. Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực. Bản chất của thị trường là giải quýyết các quan hệ. Như vậy, có thể tổng hợp lại rằng, người bán và người mua là hai lực lượng cơ bản trên thị trường. Đó cũng là hình ảnh cụ thể nhất của 2 yếu tố cung-cầu của thị trường. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng tiền. Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế, vấn đề thị trường luôn được đề cập đến như là một phạm trù trung tâm. Tư tưởng thị trường đầu tiên của các kinh tế gia tư sản là của những người theo chủ nghĩa trọng thương. Những người theo chủ nghĩa trọng thương chủ trương xây dựng một thị trường tiền tệ mạnh. Họ cho rằng hàng hoá chỉ là phương tiện là khâu trung gian để đạt được mục đích là tiền tệ. Một đất nước có nhiều vàng tức là một đất nước hưng thịnh. Chủ nghĩa trọng thương coi thường khâu sản xuất. Đó là bất hợp lí và phi kinh tế. Chủ nghĩa trọng nông lại thiên về khâu sản xuất và tuyệt đối hoá lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho rằng sự phát triển của kinh tế và thị trường là quá trình tự nhiên phụ thuộc vào những quy luật nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Người ghi dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về thị trường của trường phái kinh tế học cổ điển là A.Smith. Trong các tác phẩm của mình ông đã phân tích phân công lao động đã tạo ra thị trường. Mục đích của thị trường là để thu lợi nhuận. Thị trường chính là “Bàn tay vô hình” điều khiển nền kinh tế thị trường và A.Smith đã tuyệt đối hoá sự điều tiết của thị trường. Ông cũng đã phân tích các nhân tố của thị trường như người mua, người bán, cung cầu, giá cả... và mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Lần đầu tiên có một kinh tế gia đã phân chia thị trường thành nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu như thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường tư bản. Song chủ yếu là ông phân tích thị trường hàng hoá và lao động. Lí thuyết về thị trường được phát triển trong học thuyết kinh tế của J.Keynes. Để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển thị trường J.Keynes chủ trương đẩy mạnh mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh. Mục đích là làm sao mở rộng đầu tư để tăng cầu tiêu dùng, chống khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời qua đó tăng lợi nhuận cho tư bản. Học thuyết J.Keynes mở ra giai đoạn mới cho sự can thiệp của nhà nước vào thị trường thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô. Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thị trường trên cơ sở kế thừa có phê phán các lí thuyết cũ để xây dựng một học thuyết mới về thị trường. C.mác đã nghiên cứu và trình bày sự hình thành, phát triển của thị trường, vai trò của thị trường, các quy luật và phạm trù kinh tế gắn với thị trường. C.Mác đã chỉ rõ: thị trường là lĩnh vực của trao đổi và cao hơn là lưu thông hàng hoá. Mác đã phân tích rất sâu sắc quan hệ giữa cung, cầu, giá cả thị trường và vai trò của cạnh tranh đối với việc hình thành giá trị thị trường. Lênin là người kế thừa và phát triển một cách toàn diện, sáng tạo chủ nghĩa Mác. Lí luận về thị trường của Lênin được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường”. Theo Lênin: Khái niệm thị trường không thể tách rời khái niệm phân công xã hội được. Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội. Phân công lao động xã hội sẽ phát triển vô cùng tận bởi vậy phát triển của thị trường cũng là vô cùng tận. (Nguồn: Giáo trình Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam- Trường ĐH KTQD) 2. Khái ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề chung về khái niệm thị trường bất động sản Một số vấn đề lý luận về khái niệm thị trường bất động sản 1. Thế nào là thị trường ? Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường. Qua nghiên cứu và phân tích lí thuyết về thị trường của các nhà kinh điển ta thấy một số vấn đề cần lưu ý: - Thị trường gắn với sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là cơ sở kinh tế quan trọng của thị trường. Thị trường phản ánh trình độ và mức độ của nền sản xuất xã hội. - Mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ngày càng được nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Từ chỗ chỉ đề cao thị trường ngoài nước hoặc trong nước đến chỗ thấy được quan hệ thống nhất hữu cơ của 2 loại thị trường này. Phải có các giải pháp để biến thị trường trong nước thành bộ phận của thị trường thế giới.- Vai trò điều tiết của nhà nước đối với thị trường là cần thiết tất yếu. Điều tiết thị trường theo yêu cầu các quy luật kinh tế và sự vận động khách quan của thị trường. - Ngày nay không tồn tại thị trường dưới dạng thuần tuýy đơn nhất. Trong nền kinh tế mỗi nước đều tồn tại nhiều dạng thức, nhiều thể loại và nhiều cấp độ thị trường khác nhau. Thị trường và kinh tế thị trường là những vấn đề phức tạp. Từ những nghiên cứu sơ lược, cổ xưa cho đến những nghiên cứu quy mô khoa học ngày nay phạm trù thị trường luôn được đưa thêm những nội dung mới. Tuỳ từng điều kiện và giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm thị trường khác nhau. Khái niệm cổ điển cho rằng: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất thị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng khái niệm này. Khái niệm hiện đại về thị trường rất nhiều. Theo sự tương tác của các chủ thể trên thị trường người ta cho rằng: thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành thị trường là một quá trình không thể chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể. Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực. Bản chất của thị trường là giải quýyết các quan hệ. Như vậy, có thể tổng hợp lại rằng, người bán và người mua là hai lực lượng cơ bản trên thị trường. Đó cũng là hình ảnh cụ thể nhất của 2 yếu tố cung-cầu của thị trường. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng tiền. Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế, vấn đề thị trường luôn được đề cập đến như là một phạm trù trung tâm. Tư tưởng thị trường đầu tiên của các kinh tế gia tư sản là của những người theo chủ nghĩa trọng thương. Những người theo chủ nghĩa trọng thương chủ trương xây dựng một thị trường tiền tệ mạnh. Họ cho rằng hàng hoá chỉ là phương tiện là khâu trung gian để đạt được mục đích là tiền tệ. Một đất nước có nhiều vàng tức là một đất nước hưng thịnh. Chủ nghĩa trọng thương coi thường khâu sản xuất. Đó là bất hợp lí và phi kinh tế. Chủ nghĩa trọng nông lại thiên về khâu sản xuất và tuyệt đối hoá lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho rằng sự phát triển của kinh tế và thị trường là quá trình tự nhiên phụ thuộc vào những quy luật nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Người ghi dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về thị trường của trường phái kinh tế học cổ điển là A.Smith. Trong các tác phẩm của mình ông đã phân tích phân công lao động đã tạo ra thị trường. Mục đích của thị trường là để thu lợi nhuận. Thị trường chính là “Bàn tay vô hình” điều khiển nền kinh tế thị trường và A.Smith đã tuyệt đối hoá sự điều tiết của thị trường. Ông cũng đã phân tích các nhân tố của thị trường như người mua, người bán, cung cầu, giá cả... và mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Lần đầu tiên có một kinh tế gia đã phân chia thị trường thành nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu như thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường tư bản. Song chủ yếu là ông phân tích thị trường hàng hoá và lao động. Lí thuyết về thị trường được phát triển trong học thuyết kinh tế của J.Keynes. Để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển thị trường J.Keynes chủ trương đẩy mạnh mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh. Mục đích là làm sao mở rộng đầu tư để tăng cầu tiêu dùng, chống khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời qua đó tăng lợi nhuận cho tư bản. Học thuyết J.Keynes mở ra giai đoạn mới cho sự can thiệp của nhà nước vào thị trường thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô. Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thị trường trên cơ sở kế thừa có phê phán các lí thuyết cũ để xây dựng một học thuyết mới về thị trường. C.mác đã nghiên cứu và trình bày sự hình thành, phát triển của thị trường, vai trò của thị trường, các quy luật và phạm trù kinh tế gắn với thị trường. C.Mác đã chỉ rõ: thị trường là lĩnh vực của trao đổi và cao hơn là lưu thông hàng hoá. Mác đã phân tích rất sâu sắc quan hệ giữa cung, cầu, giá cả thị trường và vai trò của cạnh tranh đối với việc hình thành giá trị thị trường. Lênin là người kế thừa và phát triển một cách toàn diện, sáng tạo chủ nghĩa Mác. Lí luận về thị trường của Lênin được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường”. Theo Lênin: Khái niệm thị trường không thể tách rời khái niệm phân công xã hội được. Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội. Phân công lao động xã hội sẽ phát triển vô cùng tận bởi vậy phát triển của thị trường cũng là vô cùng tận. (Nguồn: Giáo trình Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam- Trường ĐH KTQD) 2. Khái ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài chính bất động sản đầu tư bất động sản thị trường bất động sản giá đấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 364 0 0 -
Giáo trình Thẩm định giá trị bất động sản: Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Vinh, TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
166 trang 296 9 0 -
Giáo trình Đầu tư và kinh doanh bất động sản: Phần 2
208 trang 286 5 0 -
88 trang 236 0 0
-
10 trang 223 0 0
-
11 trang 211 0 0
-
Pháp luật kinh doanh bất động sản
47 trang 208 4 0 -
6 trang 176 0 0
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu bất động sản phục vụ quản lý bất động sản
11 trang 169 1 0 -
3 trang 166 0 0