Danh mục

Một số vấn đề đặt ra đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.42 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này xin được đề cập đến một số vấn đề đặt ra cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa trên những định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam và quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông sau 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề đặt ra đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0029Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 45-50This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC TÍCH HỢP LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở PHỔ THÔNG Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục và đào tạo nước ta đang đứng trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện để đưa chất lượng nguồn nhân lực lên cao đáp ứng yêu cầu của xã hội phát triển. Lựa chọn và quyết tâm ứng dụng dạy học tích hợp đã đặt ra những thách thức lớn cho công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trong đó có đội ngũ giáo viên dạy lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Bài viết này xin được đề cập đến một số vấn đề đặt ra cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa trên những định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam và quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông sau 2015. Từ khóa: Dạy học tích hợp, lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, giáo dục phổ thông.1. Mở đầu Trong những thập kỉ vừa qua dạy học theo hướng tích hợp đã được phát triển ở nhiều nước,nhiều nơi trên thế giới. Có rất nhiều lí do khác nhau để lí giải cho sự phát triển của dạy học theohướng tích hợp. Trước hết có thể thấy rằng cách dạy học truyền thống đang bộc lộ những hạn chếkhi phải đương đầu với sự phát triển ngày càng lớn của lượng kiến thức nhân loại; hàng loạt nhữngvấn đề mới nảy sinh có tính chất toàn cầu cần đưa vào nhà trường để dạy cho các em mà khôngthể dựa trên những kiến thức, tư duy của một lĩnh vực, một ngành khoa học; tính hữu dụng củamạng internet . . . Thứ hai, những nghiên cứu về hoạt động của não đã chỉ ra rằng não phát triểnrất nhanh nhờ sự đa dạng của các quá trình tạo ra các mối liên kết, quan hệ (Drake 2007). Saunữa, đòi hỏi về tính thực tiễn, hữu dụng của việc học nhấn mạnh mục tiêu xây dựng năng lực tưduy, năng lực giải quyết vấn đề và trên hết là năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những tìnhhuống trong cuộc sống [7]. Điều đó có nghĩa là giáo dục phổ thông phải giúp học sinh có cái nhìnvề thế giới trong tính chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từnglĩnh vực quá sớm. Vì thế, xu hướng tích hợp các môn thành các lĩnh vực để dạy đã thu hút được sựquan tâm của nhiều giáo viên và các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, những thói quen củacách dạy riêng từng môn đã có chiều dày lịch sử cũng như những đòi hỏi phức tạp của cách dạyhọc tích hợp vẫn đang là những cản trở lớn cho việc triển khai dạy học tích hợp trong thực tiễn. Trong chu kì thay sách sắp tới, giáo dục phổ thông Việt Nam sẽ tiến tới xây dựng chươngtrình theo quan điểm tích hợp và phân hóa [1]. Ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở sẽ tích hợpcao các lĩnh vực giáo dục các môn học để giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, giảm số lượng mônhọc. . . ; hình thành các môn học và các lĩnh vực giáo dục như lĩnh vực khoa học xã hội, lĩnh vựckhoa học tự nhiên ở bậc Trung học cơ sở. Để thực hiện được chương trình phổ thông mới này thìNgày nhận bài: 27/08/2014. Ngày nhận đăng: 16/03/2015.Liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn. 45 Hà Thị Lan Hươngmột trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng đào tạo mới và bồi dưỡng lại đội ngũgiáo viên để họ có thể dạy học tích hợp các lĩnh vực. Nói cách khác, giáo viên phải được đào tạohay bồi dưỡng để hình thành cho họ năng lực dạy học tích hợp trong đó có năng lực dạy học tíchhợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Bài báo đề cập đến một số yêu cầu về năng lực (bao gồm kiếnthức và kĩ năng) đặt ra cho giáo viên để họ có được năng lực dạy được chương trình phổ thông mớinói chung và dạy học lĩnh vực Khoa học tự nhiên nói riêng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xácđịnh dựa vào: Kết quả tổng kết đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình theo Nghị quyết 40và những bất cập của chương trình hiện hành so với Nghị quyết 29; Kinh nghiệm quốc tế về xâydựng, phát triển và quản lí phát triển chương trình; biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệudạy học. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một số định hướng nội dung đổi mới về: Mụctiêu; nội dung; phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục; hình thức và phương phápthi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; quả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: