Danh mục

Một số vấn đề dạy và học trên hệ thống E-Learning trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.17 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số vấn đề dạy và học trên hệ thống E-Learning trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay" đề cập đến một số vấn đề cơ bản trong dạy và học trên hệ thống E-Learning như: khái quát về hệ thống E-Learning; phân tích một số ưu điểm, hạn chế khi triển khai E-Learning trong giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, tác giả từng bước tìm hiểu về những yêu cầu mang tính nền tảng đối với giảng viên và sinh viên khi tiến hành giảng dạy và học tập trên hệ thống E-Learning. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề dạy và học trên hệ thống E-Learning trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay Trường Đại học Mỏ - Địa chất MỘT SỐ VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC TRÊN HỆ THỐNG E-LEARNING TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Lan Phương Trần Thị Lan Hương* Tóm tắt: Bài viết đề cập đến một số vấn đề cơ bản trong dạy và học trên hệ thống E-Learningnhư: khái quát về hệ thống E-Learning; phân tích một số ưu điểm, hạn chế khi triển khai E-Learningtrong giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, tác giả từng bước tìm hiểu về những yêu cầu mang tính nềntảng đối với giảng viên và sinh viên khi tiến hành giảng dạy và học tập trên hệ thống E-Learning. Từ khóa: Dạy-học; E-Learning; giáo dục Đại học. 1. MỞ ĐẦU E-Learning là việc học sử dụng Internet. E-Learning cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận trithức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn. Việc triển khai áp dụng mô hình đào tạo E-Learning khá đadạng, đơn giản nhất là hình thức cung cấp các bài giảng điện tử trên đĩa CD cho học viên tự học, phứctạp hơn là những lớp học được tổ chức trên mạng Internet với sự quản lý một cách có hệ thống. Nhìnchung, hệ thống E-Learning thường bao gồm nhiều thành phần chức năng được tích hợp trên môitrường mạng Internet, mỗi thành phần đều được tách riêng biệt và cung cấp các dịch vụ khác nhau,tuy nhiên tất cả các thành phần đó đều được tập trung trong một hệ thống thống nhất để cung cấp dịchvụ đào tạo cho người sử dụng. Hiện nay, dạy và học trên hệ thống E-Learning là một xu hướng tất yếuvà ngày càng được mở rộng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Việc nghiên cứumột cách đầy đủ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp cận, sử dụng hệ thống E-Learning mộtcách hiệu quả là rất cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.2. Khái quát về hệ thống E - Learning (Electronic Learning) Về bản chất, E-Learning là quá trình truyền tải kiến thức từ giảng viên đến học viên dưới sựgiám sát của hệ thống quản lý, do đó nó cần phải tuân thủ các tiến trình cơ bản trong quá trình đào tạovà triển khai hệ thống. E-Learning luôn được hiểu gắn với quá trình Học hơn là với quá trình Dạy -Học. Theo thời gian người ta đã thay đổi từng bước cách nhìn trong mối quan hệ giữa Dạy và Học:Lấy người Thầy làm trung tâm (Dạy) → Tạo sự bình đẳng giữa Thầy và Trò (Dạy-Học) → Lấy họcTrò làm trung tâm (Học). Một cách tổng quát nhất, E-Learning là hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ đa phương tiệndựa trên nền tảng Internet. Người học sẽ học bằng máy tính, thông qua trang Web trong một lớp họcảo. Nội dung bài học sẽ được phân phối tới học viên qua Internet, băng audio và video, truyền hìnhtương tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử khác. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.240Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Phân Quản phối lý Bài Tương giảng Người tác học Hình 1. Mô hình E-Learning Bài giảng: Bài giảng được thể hiện dưới dạng điện tử hoặc đa phương tiện. Phân phối: Việc phân phối nội dung giảng dạy được thực hiện thông qua các phương tiện điệntử như e-mail, website… Quản lý: Quá trình quản lý học tập được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điệntử (đăng ký học, theo dõi tiến độ học, kiểm tra đánh giá được thực hiện qua Interne...). Tương tác: Sự hợp tác, trao đổi của sinh viên trong quá trình học tập được thông qua phươngtiện truyền thông điện tử (trao đổi thảo luận thông qua email, chatting, forum trên mạng…). Mô hình cấu trúc của hệ thống E-Learning có thể được khái quát như sau: Hình 2. Mô hình cấu trúc của hệ thống E-Learning Khi tham gia vào hệ thống E-Learning, mỗi thành phần trong mô hình cấu trúc thực hiện mộtnhiệm vụ và tương tác giữa chúng là động cơ cho guồng máy E-Learning hoạt động. Cụ thể như sau: Giảng viên(A): cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung dựa trên những đềxuất về nội dung học tập nhận từ phòng quản lý đào tạo. Họ sẽ tham gia tương tác với học viên thôngqua hệ thống quản lý học tập. Học viên (B): Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập tại cổng thông tin người dùng và sử dụngcổng thông tin người dùng để học tập và trao đổi với giảng viên. 241 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Phòng xây dựng chương trình (C): Các kỹ thuật viên có nhiệm vụ xây dựng, thiết kế bài giảngđiện tử theo chuẩn SCORM (thiết kế kịch bản, soạn thảo nội dung, sử dụng kỹ thuật tích hợp đaphương tiện để xây dựng bài giảng). Sử dụng hệ thống quản lý LMS, kỹ thuật viên lấy nội dung bàigiảng từ các giảng viên và chuyển chúng thành các bài giảng điện tử. Trong quá trình xây dựng, họcó thể sử dụng những đơn vị kiến thức có sẵn trong ngân hàng kiến thức hoặc dùng các công cụ thiếtkế để thiết kế các đơn vị kiến thức mới. Sản phẩm cuối cùng là các bài giảng điện tử được đưa vàongân hàng bài giảng điện tử. Phòng quản lý đào tạo (D): Các chuyên viên có nhiệm vụ quản lý việc đào tạo trên hệ thốngLMS. Thông qua hệ thống này, họ cần phải tập hợp các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về chươngtrình và nội dung học tập để lập nên những yêu cầu cho đội ngũ giảng viên, tạo nên một chu trình kíngóp phần liên tục cập nhật, nâng cao chất lượng giảng dạy. Cổn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: