Danh mục

Một số vấn đề hành nghề luật sư: Phần 2

Số trang: 147      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.86 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (147 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Sổ tay Luật sư – Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 2)" được nối tiếp phần 1 với các nội dung kỹ năng chung của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý; cơ sở tính thù lao luật sư, thủ tục báo giá dịch vụ và soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý; so sánh phạm vi hành nghề luật sư với một số nghề luật khác; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; chế độ kế toán và quyết toán thuế trong hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề hành nghề luật sư: Phần 2 Chương 5 KỸ NĂNG CHUNG CỦA LUẬT SƯ KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ I. KỸ NĂNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP KHÁCH HÀNG Hoạt động giao tiếp của Luật sư đối với khách hàng phải bảo đảm tuân thủ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Trong đó, Luật sư cần lưu ý Quy tắc số 2, số 3, số 6, số 8, số 9, số 11, số 12, số 13 và số 14. Kỹ năng tiếp xúc trực tiếp khách hàng, lắng nghe ý kiến, nội dung sự việc của khách hàng là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai hành nghề luật sư, vì nếu tiếp nhận sai thông tin từ khách hàng thì toàn bộ các công việc, dịch vụ mà Luật sư cung cấp sẽ không còn ý nghĩa đối với khách hàng và không được trả phí; hoặc, nếu khách hàng không có ấn tượng tốt đối với Luật sư từ các cuộc tiếp xúc, thì họ sẽ không lựa chọn luật sư đó để thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý, v.v.. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho Luật sư xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, tạo được hình ảnh tin cậy của Luật sư cũng như tổ chức hành nghề, đem lại sự hài lòng cho khách hàng đối với dịch vụ luật sư. Một điều tra về lỗi thường gặp trong giao tiếp của Luật sư cho biết: 1/3 số luật sư chỉ biết nói mà không biết lắng nghe, 1/3 khác thì chỉ nghe dù không hiểu mà không biết cách làm rõ vấn đề, và 1/3 còn lại thì hiểu vấn đề nhưng lại không được đối tác chấp nhận. Luật sư cần tránh những lỗi thường gặp để có một cuộc giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 103 Những kỹ năng cơ bản cần có đối với Luật sư khi tiếp xúc khách hàng gồm: - Hiểu rõ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư liên quan đến tiếp xúc với khách hàng; - Xác định mục tiêu của cuộc tiếp xúc; - Lắng nghe; - Đặt câu hỏi; - Đánh giá, phân tích yêu cầu của khách hàng và tư vấn; - Ghi chép; - Những công việc cần thực hiện sau cuộc tiếp xúc; - Một số kỹ năng khác khi tiếp xúc khách hàng; - Những lưu ý cần thiết khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 1. Xác định mục tiêu của cuộc tiếp xúc Luật sư cần xác định mục tiêu của mình cho từng cuộc tiếp xúc với khách hàng, dù là khách hàng quen thuộc hay khách hàng lần đầu tiếp xúc. Các mục tiêu tiếp xúc thường đa dạng, nhưng nhìn chung bao gồm: - Hình thành được mối quan hệ tin cậy giữa Luật sư và khách hàng; - Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng; - Giúp cho khách hàng có thể đưa ra các quyết định phù hợp với quy định pháp luật; - Giúp cho khách hàng xây dựng được kế hoạch thực hiện quyết định của mình; - Giải quyết những công việc pháp lý mà khách hàng cần từ dịch vụ của Luật sư; - Thỏa thuận về thù lao của Luật sư. 2. Kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng chủ chốt của Luật sư trong quá trình hành nghề. Các câu hỏi cần được tính toán và cân nhắc kỹ (như nên sử dụng câu hỏi đóng hay câu hỏi mở) trước khi tiến hành cuộc hội thoại để khách hàng có thể trả lời theo đúng những nội dung mà Luật sư cần tìm hiểu. 104 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 1 Cách đặt câu hỏi mở: Câu hỏi mở là dạng câu hỏi cho phép người đối thoại có thể trả lời một cách thoải mái và mở rộng nội dung trả lời. Ví dụ: “diễn biến tiếp theo như thế nào?”, “ông/bà nghĩ thế nào về lời đề nghị đó?”, “tôi chưa hiểu rõ lắm hoàn cảnh lúc đó, mô tả cho tôi biết là ông/bà đã làm gì?”, v.v.. Câu hỏi mở tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái để bắt đầu cuộc trao đổi với Luật sư cũng như giúp cho khách hàng “trút được gánh nặng trong lòng” khi chia sẻ với Luật sư những vấn đề pháp lý mà họ cần giải quyết. Các câu hỏi mở cần tạo điều kiện để khách hàng có thể hồi tưởng lại sự việc. Cùng với việc đặt các câu hỏi mở, Luật sư cũng nên tạo những khoảng thời gian trống, tĩnh lặng để khách hàng có thể bình tâm suy nghĩ về tình huống, nội dung cần trình bày cũng như nghĩ về những gợi ý từ câu hỏi của Luật sư liên quan đến các giải pháp giải quyết tranh chấp, vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý, việc đặt các câu hỏi mở cũng có thể gây nên sự thiếu tập trung trong việc trình bày nội dung chính của khách hàng và Luật sư phải xử lý nhiều thông tin không liên quan để có thể hiểu được vấn đề chính. Cách đặt câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng dùng để xác nhận lại vấn đề từ phía người đối thoại. Câu hỏi đóng thường được đặt trong những tình huống mà Luật sư cần sự khẳng định chắc chắn từ phía người trả lời về nội dung trình bày. Trong một số trường hợp, khách hàng trình bày vấn đề không được rõ ràng, mạch lạc, thì Luật sư cần nhanh chóng phân tích, ráp nối các nội dung trình bày và đặt lại các câu hỏi đóng để khách hàng có thể khẳng định những nội dung mà Luật sư đã hình dung và tự tin trình bày lại để Luật sư hiểu rõ vấn đề. Tuy nhiên, Luật sư cần tránh đặt các câu hỏi đóng có thể khiến khách hàng bối rối, đặc biệt là về những vấn đề tế nhị hoặc về hành vi có lỗi, phạm tội của khách hàng khi khách hàng chưa được chuẩn bị tâm Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 105 lý để trả lời. Luật sư cũng không nên đặt liên tiếp những câu hỏi đóng vì sẽ khiến khách hàng có cảm giác bị “hỏi cung”, làm mất đi sự thân thiện giữa Luật sư và khách hàng. Cấu trúc khi đặt các loại câu hỏi: Để trao đổi có hiệu quả với khách hàng, Luật sư phải có được kỹ năng đặt câu hỏi mở và đóng sao cho phù hợp nhằm khai thác nhiều nhất thông tin về nội dung vụ việc từ khách hàng và đạt được một hoặc nhiều mục tiêu tiếp xúc. Các câu hỏi mở và đóng có thể được đặt theo trình tự hình phễu như sau: CÁC CÂU HỎI MỞ Ø CÂU HỎI ĐÓNG Kiểm tra lại các vấn đề: Trong quá tiếp xúc, nếu còn có vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong cách trình bày của khách hàng, Luật sư nên đặt các câu hỏi hoặc nhắc lại một số nội dung để kiểm tra lại thông tin mà khách hàng cung cấp, cũng như có ...

Tài liệu được xem nhiều: