Danh mục

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường trung học phổ thông

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.07 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động không thể thiếu bên cạnh giáo dục tri thức và giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh khám phá những tính cách cá nhân, tìm thấy hứng thú ở nghề nghiệp mình sẽ chọn, xác định đúng nghề nghiệp tương lai, có đạo đức với nghề. Vì thế, hiệu trưởng cần quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp một cách khoa học. Bài viết này phân tích các hoạt động trong giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông, từ đó phân tích công tác quản lí các hoạt động đó để đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 49-52 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Túy Phượng - Trường Trung học phổ thông Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 18/06/2018; ngày sửa chữa: 20/06/2018; ngày duyệt đăng: 25/06/2018. Abstract: Vocational education is one of important contents in education and training at school besides knowledge introduction and moral education. Vocational education helps students explore their own strength and recognize their passion, thence students can choose the right career for future. This article analyzes contents of vocational education at high schools as well as requirements for management to ensure quality and effectiveness of this activity. Keywords: Management, vocational education, high school. 1. Mở đầu Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận không thể thiếu của công tác giáo dục học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT). GDHN giúp HS hiểu về chính mình, hiểu yêu cầu của nghề mình sẽ chọn, định hướng cho HS tìm hiểu thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp mà xã hội đang có nhu cầu lao động. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định: “Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. GDHN có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng HS sau trung học cơ sở cũng như sau THPT… Hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp” [1; tr 27-28]. Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, công tác GDHN cho HS tại các trường THPT cần được hiệu trưởng (HT) quản lí một cách khoa học, chặt chẽ và đảm bảo hai yêu cầu: 1) Quản lí toàn diện các hoạt động GDHN cho HS trong trường THPT; 2) Đảm bảo đầy đủ các chức năng quản lí của HT, bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo thực hiện, điều hành và kiểm tra, đánh giá từng hoạt động đó. Trên cơ sở phân tích các nội dung công việc mà trường THPT cần thực hiện trong tổ chức hoạt động GDHN cho HS, bài viết xây dựng cơ sở lí luận giúp HT các trường THPT hình dung được tất cả các công việc cần quản lí một cách khoa học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông” 49 Theo tác giả Phạm Viết Vượng (2014), “GDHN là những tác động định hướng nghề nghiệp cho HS nhằm giúp các em lựa chọn một nghề phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của cá nhân và phù hợp với yêu cầu về nhân lực của thị trường lao động” [2; tr 322]. Trong trường THPT, hoạt động GDHN là hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng - chủ thể quản lí nhà trường - có nhiệm vụ quản lí tốt hoạt động này như tất cả các hoạt động giáo dục khác. Do đó, Quản lí hoạt động GDHN cho HS tại trường THPT là những tác động có ý thức của chủ thể quản lí trường THPT đến hoạt động GDHN cho HS, thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN, sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của nhà trường nhằm đạt mục tiêu của hoạt động GDHN cho HS trong trường THPT. 2.2. Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường trung học phổ thông 2.2.1. Hoạt động dạy học các môn học chính khóa có lồng ghép giáo dục hướng nghiệp Trong giờ học các môn học chính khóa, giáo viên (GV) tích hợp nội dung hướng nghiệp nhằm cung cấp cho HS kiến thức về hướng nghiệp góp phần điều chỉnh động cơ nghề của HS. Thông qua các môn học chính khóa, GV khai thác mối liên hệ giữa kiến thức môn học với các ngành nghề, gắn nội dung của bài học với cuộc sống sản xuất bằng cách tích hợp, lồng ghép những kiến thức môn học với kiến thức nghề nghiệp giúp cho HS hiểu biết những vấn đề liên quan đến các ngành nghề khác trong xã hội, phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu của HS. Trên cơ sở đó, GV định hướng chọn nghề cho HS phù hợp với năng khiếu đó, tạo sự hứng thú của HS với nghề nghiệp được lựa chọn. 2.2.2. Hoạt động dạy học môn Công nghệ Email: tuyphuongbd@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 49-52 Qua hoạt động dạy học môn Công nghệ, GV cung cấp cho HS những nguyên lí cơ bản về kĩ thuật, công nghệ khoa học, quy trình sản xuất trong thực tế, giúp các em hiểu được những ứng dụng của chúng trong hoạt động nghề nghiệp khác nhau, có những kiến thức cơ bản về ngành nghề trong xã hội. Qua đó, HS có những định hướng ban đầu về nghề nghiệp tương lai, có ý thức phấn đấu để đạt mục ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: