Danh mục

Một số vấn đề pháp lý về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật đối với sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.47 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số vấn đề pháp lý về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật đối với sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế" bàn về một số phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, đồng thời phân tích, so sánh một số cách thức thực hiện của các quốc gia trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề pháp lý về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật đối với sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ SOME LEGAL ISSUES IN METHODS OF SOLVING LEGAL CONFLICTS OF INTELLECTUAL PROPERTY IN PRIVATE INTERNATIONAL LAW Ngày nhận bài : 03.3.2023 ThS. Lê Thị Thanh Bình Ngày nhận kết quả phản biện : 31.3.2023 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2023 TÓM TẮT Tư pháp quốc tế ngày nay là một lĩnh vực pháp luật đóng vai trò rất quan trọng vì nó giúp giải quyết các xung đột pháp luật diễn ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhất là trong bối cảnh ranh giới về quan hệ dân sự giữa công dân các quốc gia ngày một mờ nhạt. Trong số các lĩnh vực cần giải quyết xung đột pháp luật, sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng vì khi quan hệ quốc tế phát triển, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thông tin toàn cầu như hiện nay, nhu cầu được bảo vệ liên quan đến các sản phẩm sở hữu trí tuệ như bảo vệ các phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v...rất mạnh mẽ. Bài viết dưới đây bàn về một số phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, đồng thời phân tích, so sánh một số cách thức thực hiện của các quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, xung đột pháp luật, lex loci protectionis, công ước Paris, hiệp định Trips ABSTRACT Private international law today is a field of law that plays a very important role because it helps to resolve legal conflicts occurring in civil relations with foreign facts, especially in the situation that international Civil relations between citizens of countries are fainter and fainter. Among the areas that need to resolve conflicts of law, intellectual property is a particularly important area because when international relations develop, along with the strong development of the global information network today, the need for protection relating to intellectual property products such as protecting literary works, music, computer software, inventions, patents, utility solutions, industrial designs, etc. … develops fast. The following article discusses some methods of resolving legal conflicts of intellectual property with foreign facts, analyzes and compares some methods of countries around the world. Keywords: intellectual property, conflict of law, lex loci protectionis, Paris Convention, Trips Agreement 1. Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài Quan hệ sở hữu tài sản là các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản. Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Trong tư pháp quốc tế, các quan hệ sở hữu được nghiên cứu là các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, và “yếu tố nước ngoài” được xác định trên cơ sở những quy định của pháp luật mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều 663 BLDS năm 2015. Theo đó, yếu 80 ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN tố nước ngoài được xác định khi có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ dân sự là là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Quan hệ sở hữu trí tuệ, không giống như quan hệ sở hữu các loại tài sản thông thường khác, khá đặc biệt vì tài sản sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, không thể cầm, nắm, sờ thấy được vì nó được tạo ra bởi “trí tuệ” của con người như các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, các tác phẩm văn học, nghệ thuật... Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài được xác định như Điều 663 BLDS 2015, dựa trên yếu tố chủ thể trong quan hệ, đối tượng của quan hệ hoặc nơi xảy ra việc thay đổi, thành lập, chấm dứt quan hệ. Các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp 2. Các phương pháp giải quyết xung đột Trong tư pháp quốc tế, có hai phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Trong đó, phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật xung đột trong các văn bản luật để tìm ra hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự. Phương pháp thực chất là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự. Trên thực tiễn, phương pháp xung đột được sử dụng nhiều hơn vì nó linh hoạt, dễ ban hành và áp dụng để lựa chọn ra hệ thống luật điều chỉnh phù hợp. Nhìn chung, một số vấn đề gây ra xung đột pháp luật trong quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài cần phải sử dụng phương pháp xung đột để xác định hệ thống pháp luật để giải quyết xung đột bao gồm định danh tài sản; xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu; xác định quyền năng của chủ thể nắm quyền sở hữu; xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản, bảo hộ quyền lợi chủ sở hữu trong trường hợp có sự chiếm hữu tài sản và việc chọn luật trong quan hệ sở hữu trí tuệ. Trong số những vấn đề đó, việc chọn luật trong quan hệ sở hữu trí tuệ khá phức tạp vì tài sản sở hữu trí tuệ là một đối tượng đặc biệt của quyền sở hữu, nó không phải là đối tượng hữu hình nên được quy định nguyên tắc chọn luật riêng phù hợp với đặc thù của nó. Chúng ta không t ...

Tài liệu được xem nhiều: