![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Một số vấn đề tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 755.98 KB
Lượt xem: 36
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết hệ thống lại các khái niệm cơ bản của tăng trưởng xanh, thang đo tăng trưởng xanh phổ biến hiện nay được sử dụng và mô tả một số chỉ số đo lường tăng trưởng xanh hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, qua bức tranh mô tả về Việt Nam, bài viết nhấn mạnh vào một số giải pháp vĩ mô cấp thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong ngắn hạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề tăng trưởng xanh ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM Phạm Thu Hằng Giảng viên Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng / Email: hangpt@hvnh.edu.vn Tóm tắt: Tăng trưởng xanh là một trong những vấn đề mang tính chiến lược toàn cầu được đưa vào nghiên cứu và thực hiện trong hơn một thập kỷ gần đây. Mặc dù khái niệm và thước đo tăng trưởng xanh vẫn còn khá đa dạng và chưa được thống nhất, nhưng những nghiên cứu xoay quanh tăng trưởng xanh ngày càng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài viết hệ thống lại các khái niệm cơ bản của tăng trưởng xanh, thang đo tăng trưởng xanh phổ biến hiện nay được sử dụng và mô tả một số chỉ số đo lường tăng trưởng xanh hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, qua bức tranh mô tả về Việt Nam, bài viết nhấn mạnh vào một số giải pháp vĩ mô cấp thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong ngắn hạn. Từ khóa: tăng trưởng xanh, GDP, giảm phát thải nhà kình, phát triển bền vững 1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng xanh 1.1. Khái niệm tăng trưởng xanh Khái niệm tăng trưởng xanh đã được nghiên cứu và được đưa vào các vòng thảo luận quốc tế từ nhiều thập kỷ nay. Đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm dần đi kèm với các thảm họa như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính… đe dọa mục tiêu phát triển bền vững ngày càng khó thực hiện. Khái niệm tăng trưởng xanh được nhiều tổ chức quốc tế nghiên cứu và đưa ra qua nhiều vòng thảo luận. Về cơ bản, 3 tổ chức quốc tế đã đưa ra những khái niệm về tăng trưởng xanh như sau: Theo OECD (2011), “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi đảm bảo rằng các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường mà nền tảng của chúng ta dựa vào. Để làm được điều này, nó phải thúc đẩy đầu tư và đổi mới tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới”. Theo Ngân hàng Thế giới (2012), “Tăng trưởng xanh là tăng trưởng có hiệu quả đi kèm với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giảm thiểu ô nhiễm và các tác động đến môi trường, đồng thời có khả năng chống chịu với các hiểm họa thiên nhiên và vai trò của quản lý môi trường và vốn tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa tự nhiên.” UN ESCAP (2012) cho rằng: “Tăng trưởng xanh là một chiến lược duy trì tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cần thiết để giảm nghèo trước tình trạng hạn chế tài nguyên ngày càng trầm trọng và khủng hoảng khí hậu”. 122 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Ba tổ chức quốc tế đề xuất khái niệm tăng trưởng xanh ở cấp độ quốc tế thông qua rất nhiều vòng thảo luận và qua các nghiên cứu, bao gồm: OECD, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Ngân hàng Thế giới, từng công bố báo cáo hàng đầu về tăng trưởng xanh trong thời gian diễn ra Hội nghị Rio + 20. Năm 2011, OECD đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh với tiêu đề Hướng tới tăng trưởng xanh. Cùng năm đó, UNEP đã công bố một báo cáo có tiêu đề Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã công bố Tăng trưởng xanh bao trùm: Con đường phát triển bền vững. Trong Hội nghị Rio + 20, các tổ chức này đã tham gia với Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu để tạo ra Nền tảng Kiến thức Tăng trưởng xanh như một công cụ để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng xanh trên toàn thế giới. Mỗi tổ chức đưa ra một định nghĩa khác nhau về tăng trưởng xanh. Các định nghĩa này vừa có tính bổ sung cho nhau, đồng thời vừa có những điểm tương đồng đáng kể trong cách nhìn nhận về tăng trưởng xanh. Trong khi đó, UNEP tránh dùng ngôn ngữ tăng trưởng xanh để ủng hộ “nền kinh tế xanh”, mà định nghĩa là “một phương cách đồng thời tăng thu nhập và cải thiện phúc lợi của con người, đồng thời giảm đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Trên thực tế, không có định nghĩa nào trong số này đưa ra chính xác những khía cạnh của tăng trưởng xanh một cách cụ thể và rõ nét. Khái niệm tăng trưởng xanh đến nay được nghiên cứu vài thập kỷ, nhưng vẫn còn nhiều góc mới mẻ cần được định hình và nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, có một điểm chung rõ ràng trong 3 khái niệm được nêu ra, 3 tổ chức nhất trí về cơ chế để đạt được tăng trưởng xanh. Các khái niệm đều nhấn mạnh vào việc cần cải thiện hiệu quả sinh thái của nền kinh tế và các chính phủ có thể đẩy nhanh quá trình này với các quy định và khuyến khích phù hợp. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 1.2. Đo lường tăng trưởng xanh theo các nghiên cứu của OECD Theo nghiên cứu của OECD, khung đo lường tăng trưởng xanh được thể hiện qua sơ đồ như Hình 1. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề tăng trưởng xanh ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM Phạm Thu Hằng Giảng viên Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng / Email: hangpt@hvnh.edu.vn Tóm tắt: Tăng trưởng xanh là một trong những vấn đề mang tính chiến lược toàn cầu được đưa vào nghiên cứu và thực hiện trong hơn một thập kỷ gần đây. Mặc dù khái niệm và thước đo tăng trưởng xanh vẫn còn khá đa dạng và chưa được thống nhất, nhưng những nghiên cứu xoay quanh tăng trưởng xanh ngày càng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài viết hệ thống lại các khái niệm cơ bản của tăng trưởng xanh, thang đo tăng trưởng xanh phổ biến hiện nay được sử dụng và mô tả một số chỉ số đo lường tăng trưởng xanh hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, qua bức tranh mô tả về Việt Nam, bài viết nhấn mạnh vào một số giải pháp vĩ mô cấp thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong ngắn hạn. Từ khóa: tăng trưởng xanh, GDP, giảm phát thải nhà kình, phát triển bền vững 1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng xanh 1.1. Khái niệm tăng trưởng xanh Khái niệm tăng trưởng xanh đã được nghiên cứu và được đưa vào các vòng thảo luận quốc tế từ nhiều thập kỷ nay. Đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm dần đi kèm với các thảm họa như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính… đe dọa mục tiêu phát triển bền vững ngày càng khó thực hiện. Khái niệm tăng trưởng xanh được nhiều tổ chức quốc tế nghiên cứu và đưa ra qua nhiều vòng thảo luận. Về cơ bản, 3 tổ chức quốc tế đã đưa ra những khái niệm về tăng trưởng xanh như sau: Theo OECD (2011), “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi đảm bảo rằng các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường mà nền tảng của chúng ta dựa vào. Để làm được điều này, nó phải thúc đẩy đầu tư và đổi mới tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới”. Theo Ngân hàng Thế giới (2012), “Tăng trưởng xanh là tăng trưởng có hiệu quả đi kèm với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giảm thiểu ô nhiễm và các tác động đến môi trường, đồng thời có khả năng chống chịu với các hiểm họa thiên nhiên và vai trò của quản lý môi trường và vốn tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa tự nhiên.” UN ESCAP (2012) cho rằng: “Tăng trưởng xanh là một chiến lược duy trì tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cần thiết để giảm nghèo trước tình trạng hạn chế tài nguyên ngày càng trầm trọng và khủng hoảng khí hậu”. 122 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Ba tổ chức quốc tế đề xuất khái niệm tăng trưởng xanh ở cấp độ quốc tế thông qua rất nhiều vòng thảo luận và qua các nghiên cứu, bao gồm: OECD, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Ngân hàng Thế giới, từng công bố báo cáo hàng đầu về tăng trưởng xanh trong thời gian diễn ra Hội nghị Rio + 20. Năm 2011, OECD đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh với tiêu đề Hướng tới tăng trưởng xanh. Cùng năm đó, UNEP đã công bố một báo cáo có tiêu đề Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã công bố Tăng trưởng xanh bao trùm: Con đường phát triển bền vững. Trong Hội nghị Rio + 20, các tổ chức này đã tham gia với Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu để tạo ra Nền tảng Kiến thức Tăng trưởng xanh như một công cụ để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng xanh trên toàn thế giới. Mỗi tổ chức đưa ra một định nghĩa khác nhau về tăng trưởng xanh. Các định nghĩa này vừa có tính bổ sung cho nhau, đồng thời vừa có những điểm tương đồng đáng kể trong cách nhìn nhận về tăng trưởng xanh. Trong khi đó, UNEP tránh dùng ngôn ngữ tăng trưởng xanh để ủng hộ “nền kinh tế xanh”, mà định nghĩa là “một phương cách đồng thời tăng thu nhập và cải thiện phúc lợi của con người, đồng thời giảm đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Trên thực tế, không có định nghĩa nào trong số này đưa ra chính xác những khía cạnh của tăng trưởng xanh một cách cụ thể và rõ nét. Khái niệm tăng trưởng xanh đến nay được nghiên cứu vài thập kỷ, nhưng vẫn còn nhiều góc mới mẻ cần được định hình và nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, có một điểm chung rõ ràng trong 3 khái niệm được nêu ra, 3 tổ chức nhất trí về cơ chế để đạt được tăng trưởng xanh. Các khái niệm đều nhấn mạnh vào việc cần cải thiện hiệu quả sinh thái của nền kinh tế và các chính phủ có thể đẩy nhanh quá trình này với các quy định và khuyến khích phù hợp. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 1.2. Đo lường tăng trưởng xanh theo các nghiên cứu của OECD Theo nghiên cứu của OECD, khung đo lường tăng trưởng xanh được thể hiện qua sơ đồ như Hình 1. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh ở Việt Nam Giảm phát thải nhà kính Phát triển bền vững Thang đo tăng trưởng xanh Thúc đẩy tăng trưởng xanhTài liệu liên quan:
-
342 trang 355 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 339 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 332 0 0 -
95 trang 277 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 221 0 0 -
9 trang 210 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 183 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 181 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 169 0 0