Danh mục

Một số vấn đề về đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn đối với nền kinh tế - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 849.06 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tín dụng BĐS, tín dụng chứng khoán, điều hành và quản lý tín dụng, một số vấn đề khác đang đặt ra về quan hệ tín dụng với khách hàng, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn bền vững đối với nền kinh tế, đề xuất một số khuyến nghị có liên quan theo mục tiêu nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn đối với nền kinh tế - Thực trạng và giải pháp Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG AN TOÀN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Lê Văn Hải TÓM TẮT Đầu tư vốn tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế tiếp tục là vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm lớn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác nhau. Bài viết tập trung phân tích khái quát thực trạng tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng đối với nền kinh tế trong bối cảnh mới đó là 2 năm bị đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng lớn về diễn biến của thị trường thế giời từ cuối tháng 2/2022 đến nay. Nghiên cứu này cũng đi sâu phân tích rủi ro tín dụng bất động sản, khái quát tín dụng đầu tư chứng khoán, hai lĩnh vực đang tiếp tục nóng lên trong dư luận hiện nay. Bài viết cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tín dụng BĐS, tín dụng chứng khoán, điều hành và quản lý tín dụng, một số vấn đề khác đang đặt ra về quan hệ tín dụng với khách hàng, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn bền vững đối với nền kinh tế, đề xuất một số khuyến nghị có liên quan theo mục tiêu nghiên cứu. Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, an toàn, bền vững ABSTRACT SOME ISSUES ABOUT CREDIT GROWTH SECURITY SAFETY FOR THE ECONOMY - SITUATION AND SOLUTIONS Investment of bank credit capital for the economy continues to be a topical issue, attracting great attention of various agencies, organizations, businesses and individuals. The article focuses on general analysis of the current situation of credit growth of the banking system to the economy in the new context of 2 years of the Covid-19 pandemic and great influence on the movements of the world market. from the end of February 2022 to present. This study also goes into depth analysis of credit risk in real estate, overview of credit for securities investment, two areas that are continuing to heat up in public opinion today. The article also gives some comments and assessments on real estate credit, securities credit, credit management and administration, some other issues raised about credit relationship with customers, in order to ensure safe and sustainable credit growth for the economy, proposing some relevant recommendations according to research objectives. Keywords: credit growth, safety, sustainability 1. MỞ ĐẦU Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cho đến nay, vốn đầu tư phát triển nền kinh tế Việt Nam được thực hiện qua rất nhiều kênh khác nhau: phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, đầu tư công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân khác và vốn tín dụng ngân hàng. Mặc dù có nhiều kênh huy động và đầu tư vốn phát triển như vậy, nhưng đến nay vốn tín dụng ngân hàng vẫn chiếm chủ lực. Bởi vì, vốn FDI và vốn đầu tư tư nhân cũng chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Vốn đầu tư công có nguồn quan trọng là phát hành trái phiếu Chính phủ mà các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam là người mua nhiều nhất. Bên cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư công cũng là vốn mồi cho sự gia tăng của vốn 493 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tín dụng ngân hàng, nhất là các lĩnh vực có liên quan, như: hoạt động thi công dự án của các nhà thầu, sản xuất và cung ứng nguyên nhiên vật liệu,…cho các dự án đầu tư công. Vì vậy tăng trưởng an toàn dư nợ vôn tín dụng ngân hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển bền vững nền kinh tế. Do đó, phân tích thực trạng vốn tín dụng cho nền kinh tế nói chung, lĩnh vực Bất động sản (BĐS) nói riêng và chứng khoán nói riêng, đưa ra đánh giá về vấn đề đặt ra, khuyến nghị giải pháp là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa thiết thực. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết về thực tiễn điều hành cơ chế, chính sách, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu, tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, như NHNN, Hiệp hội Ngân hàng, NHTM,…đưa ra nhận xét và khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan thực trạng diễn biến dư nợ tín dụng nền kinh tế Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2022, dư nợ tín dụng ngân hàng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,62%. Đây là mức tăng trưởng dư nợ rất cao, gấp gần 2 lần mức tăng cùng kỳ 2 năm gần đây và cao hơn bình quân cùng kỳ từ năm 2010 đến nay. Trong số đó, có một số NHTM đã đạt mức tăng trưởng dư nợ trên 10% trong 5 tháng đầu năm và đạt gần 2/3 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được NHNN giao cho từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022) Với mức độ tăng trưởng tín dụng như trên, dư luận và giới nghiên cứu đặt ra câu hỏi, vậy thì tín dụng có tăng trưởng nóng không? Tín dụng có tiềm ẩn rủi ro chi nền kinh tế, nhất là vấn đề lạm phát hay không? Để trả lời cho các vấn đề đặt ra như vậy, trước hết phân tích cụ thể có thể thấy, tăng trưởng tín dụng đó là do nhu cầu vốn của nền kinh tế phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, do tác động tích cực của việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do với các khối và các nước trên thế giới. Còn về lạm phát, chỉ số CPI tăng khá so vơi cùng kỳ chủ yếu do giá cả các măt hàng quan trọng trên thị trường quốc tế tăng, tác động đến thị trường trong nước, chứ không phải do vấn đề tiền tệ, do tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM được kiểm soát chặt chẽ, các khoản nợ xấu cũ được quyết liệt xử lý bằng tổng hợp các biện pháp, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: