Danh mục

Một số vấn đề về năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh trung học cơ sở

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu về năng lực nói chung và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh trung học cơ sở nói riêng. Trong sự so sánh giữa quan niệm tiếp nhận truyền thống (tiếp nhận tri âm) với quan điểm tiếp nhận hiện đại, tác giả bài viết đã khẳng định tính khả thi khi xây dựng các biện pháp hướng dẫn cho học sinh trung học cơ sở cách thức, kĩ thuật tự tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 88-93 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NĂNG LỰC TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung nghiên cứu về năng lực nói chung và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh trung học cơ sở nói riêng. Trong sự so sánh giữa quan niệm tiếp nhận truyền thống (tiếp nhận tri âm) với quan điểm tiếp nhận hiện đại, tác giả bài viết đã khẳng định tính khả thi khi xây dựng các biện pháp hướng dẫn cho học sinh trung học cơ sở cách thức, kĩ thuật tự tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả. Từ khóa: Năng lực tiếp nhận, đổi mới giáo dục, lí luận dạy học. 1. Mở đầu Các nghiên cứu về năng lực, về tiếp nhận tác phẩm văn học (TPVH), về đặc trưng phẩm chất tâm lí của lứa tuổi thiếu niên đã là những gợi ý cho các nhà giáo dục, các nhà phương pháp dạy học đưa ra các biện pháp phù hợp và khả thi trong quá trình dạy học đọc – hiểu TPVH. Trên cơ sở về quan niệm năng lực của học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) trong tiếp nhận văn học ở mức độ bình thường (cùng với mức tài năng và thiên tài), cùng với quan điểm tiếp nhận kí thác (xem tác phẩm như là nơi gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người đọc), có thể khẳng định khả năng tự tiếp nhận, tự khám phá, cảm nhận cái hay, cái đẹp TPVH của HS THCS dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV). 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm năng lực và năng lực tự tiếp nhận TPVH của HS THCS 2.1.1. Khái niệm Tâm lí học hiện đại cho rằng con người ta không những khác nhau về nhu cầu, hứng thú, tính tình, khí chất,... mà còn khác nhau về năng lực. - Năng lực là toàn bộ những thuộc tính tâm lí, làm cho người ta thích hợp với một loại hoạt động nhất định, đưa lại lợi ích cho xã hội (Rubinstêin). Ngày nhận bài: 15-12-2012. Ngày chấp nhận đăng: 18-4-2013 Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com 88 Một số vấn đề về năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học... - Năng lực đó là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân, những thuộc tính đó xác định kết quả sự luyện tập nào đó của học tập và rèn luyện (Platônôp). - Năng lực là những đặc điểm tâm lí của con người mà nhờ đó sự tiếp thu tích luỹ những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được dễ dàng và nhanh chóng hơn (Pêtơrôpxki). - Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy [4]. Nhìn chung, các nhà tâm lí thường xem xét năng lực ở hai khía cạnh: sự tổng hợp các thuộc tính tâm lí và hiệu quả công việc. Tính nhạy bén, tính chắc chắn, sâu sắc và dễ dàng là những biểu hiện của năng lực trong quá trình lĩnh hội một hoạt động nào đó. Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong những hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau (điều kiện hoạt động, vốn kiến thức ban đầu, kinh nghiệm,...). Năng lực có yếu tố bẩm sinh nhưng nếu những thuộc tính làm nên năng lực đó không được đưa vào thử thách trong các hoạt động cụ thể thì năng lực sẽ không bao giờ được bộc lộ và tất nhiên không bao giờ có sản phẩm của năng lực bẩm sinh. Năng lực không phải là của trời cho mà là sản phẩm của nỗ lực và rèn luyện. Năng lực cũng phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ví dụ, học sinh (HS) muốn có năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học (TPVH) thì phải rèn luyện các kĩ năng thuộc về tiếp nhận. Đó là kĩ năng đọc văn, kĩ năng hiểu văn, kĩ năng phân tích, cắt nghĩa, bình giá TPVH. Tức là, phải bằng lao động và trong lao động, năng lực mới được hình thành và phát triển. Năng lực tiếp nhận TPVH một cách độc lập cũng phải được rèn luyện và phát triển trong hoạt động của các thao tác tiếp nhận cụ thể. 2.1.2. Các mức độ của năng lực với việc rèn luyện năng lực tự tiếp nhận TPVH của HS THCS Người ta chia năng lực thành ba mức độ khác nhau, đó là năng lực bình thường, tài năng và thiên tài [3]. - Năng lực bình thường là cách nói chung nhất, chỉ mức độ thấp nhất của năng lực, biểu thị sự hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. - Tài năng chỉ mức độ cao hơn năng lực, người có tài năng chính là người có khả năng giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn và trong lí luận một cách sáng tạo, tạo ra những giá trị trong cuộc sống. Tài năng là sự kết hợp phức tạp nhiều năng lực. Tập hợp những năng lực đó chỉ thực sự trở thành tài năng trong lao động cần cù sáng tạo. ”Tài năng về cơ bản là tình yêu tha thiết đối với công việc” (M. Gorki). Những người có tài năng khác những người xung quanh không chỉ ở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: