Danh mục

Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa trong Đông Nam Á học: Phần 2

Số trang: 150      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.58 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (150 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Đông Nam Á học: Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: vài nét về chính sách ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á; tìm hiểu về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; suy nghĩ về tiếng Việt;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa trong Đông Nam Á học: Phần 2 Chương bốn VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á I. NHỮNG CÁCH HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ 1. Một số khái niệm về chính sách ngôn ngữ Có rất nhiều cách hiểu về chính sách ngôn ngữ: Theo L.B. Nikolskij chính sách ngôn ngữ là “toàn bộ các biện pháp nhằm thay đổi hoặc bảo tồn sự phân bố chức năng đang tồn tại giữa các ngôn ngữ hay các hình thái ngôn ngữ nhằm áp dụng những chuẩn mực mới đang sử dụng”1. Theo đó, chính sách ngôn ngữ là cơ sở thống nhất trong quản lý, bảo vệ, bảo tồn các ngôn ngữ của một quốc gia. Còn V.A. Avrorin thì cho rằng, “chính sách ngôn ngữ là hệ thống biện pháp nhằm tác động một cách có ý thức để điều chỉnh mặt chức năng của ngôn ngữ và thông qua đó tác động đến cấu trúc ngôn ngữ ở một chừng mực 1. L.B. Nikolskij: “Xã hội ngôn ngữ học Xôviết và các vấn đề ngôn ngữ của các nước giành được độc lập”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1982. 139 nhất định”1. Theo định nghĩa này thì chính sách ngôn ngữ là cơ sở pháp lý điều chỉnh các chức năng của một/ nhiều ngôn ngữ, tác động làm cho ngôn ngữ thay đổi trong một chừng mực nhất định, với những mục đích nhất định. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển của ngôn ngữ không hoàn toàn là tự thân, tức theo con đường tự nhiên, mà còn có sự can thiệp của con người. Trong Những vấn đề dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga: cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ, V.Ju. Michal’ chenko cho rằng: “chính sách ngôn ngữ là tổng thể các biện pháp nhằm phổ dụng (hoặc loại trừ) các ngôn ngữ trong những phạm vi giao tiếp có tổ chức khác nhau (nhóm 1) hoặc khởi thảo ra những quy tắc nghi thức lời nói, những lời khuyên về trau dồi ngôn ngữ cho các phạm vi giao tiếp tự phát (nhóm 2)”2. Với Nguyễn Hàm Dương, “Nói đến chính sách ngôn ngữ là nói đến sự can thiệp có ý thức, có tổ chức, có cơ sở khoa học của xã hội vào sự hoạt động và phát triển của ngôn ngữ. Nói cách khác, chính sách ngôn ngữ là sự 1. Dẫn theo Nguyễn Văn Khang: Kế hoạch hóa ngôn ngữ - ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr. 145. Tác giả Nguyễn Văn Khang ghi “V.A. Avrorin, 1970”, không có tên tài liệu và số trang. 2. V.Ju. Michal’ chenko: “Những vấn đề dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga: cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ”, trong Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc, bản tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Sđd, tr. 137. 140 lãnh đạo những yêu cầu ngôn ngữ học của xã hội dựa trên sự hiểu biết khoa học về những quy luật của ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ vào quỹ đạo phát triển chung của xã hội, làm cho ngôn ngữ phục vụ ăn khớp với sự phát triển của xã hội”1. Theo đó, tất cả những gì liên quan tới sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ trong một quốc gia thì đó là chính sách ngôn ngữ. Nó định hướng cho sự phát triển của các ngôn ngữ có trong quốc gia đó. Xây dựng chính sách ngôn ngữ phải dựa trên các cơ sở khoa học và những yêu cầu thực tiễn về ngôn ngữ của mỗi quốc gia. Chính sách ngôn ngữ phải do một cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đưa ra, giúp cho ngôn ngữ phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội và của chính bản thân ngôn ngữ. Trong cuốn sách Tính quy định chính trị của chính sách ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: “Chính sách ngôn ngữ là các chủ trương chính trị của một nhà nước, chính xác hơn là của một giai cấp thống trị nhà nước, một đảng phái, một nhóm xã hội... về vấn đề ngôn ngữ và các biện pháp thực hiện chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của các ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ theo những mục đích nhất định. Tính quy định chính trị là cơ sở phân biệt và đánh giá tính chất tiến bộ và phản tiến bộ của chính sách 1. Nguyễn Hàm Dương: “Mấy vấn đề về chuẩn hóa tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1975, tr. 31 - 32. 141 ngôn ngữ trong các nước có chế độ xã hội khác nhau. Nó cũng là chỗ dựa để phân biệt các khái niệm chính sách ngôn ngữ vốn đang được dùng như là khái niệm đồng nghĩa trong các khuynh hướng ngôn ngữ học ngày nay”1. Nghĩa là chính sách ngôn ngữ là một thiết chế xã hội để quản lý ngôn ngữ của một quốc gia và giúp cho các ngôn ngữ của quốc gia đó phát triển bình đẳng. Chính sách ngôn ngữ mang tính áp đặt của cấp có thẩm quyền và là văn bản cao nhất trong quản lý ngôn ngữ của một nước. Nó nằm trong chuỗi hệ thống các văn bản pháp quy để quản lý xã hội. Lúc đó, nó là một bộ phận của chính sách dân tộc: “Chính sách ngôn ngữ phụ thuộc vào chính sách dân tộc của nhà nước, bởi vì khi duy trì và bảo tồn văn hóa dân tộc, các nhà nước cũng thường duy trì cả ngôn ngữ dân tộc vốn là một trong những thành tố cơ bản của văn hóa dân tộc và là một trong những phương tiện biểu hiện nó”2. Ở hệ thống dọc, chính sách ngôn ngữ l ...

Tài liệu được xem nhiều: