Danh mục

Một số vấn đề về sáng tạo nghệ thuật, nhìn từ quá trình ra đời của sách 'Tân thể thi sao' và Tân thể thi

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.51 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thể thơ mà Shakespear dùng trong Hamlet là thể “blank verse”, một thể thơ không có vần, nhưng có nhịp điệu dựa trên một số lượng âm tiết cố định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về sáng tạo nghệ thuật, nhìn từ quá trình ra đời của sách Tân thể thi sao và "Tân thể thi" Một số vấn đề về sáng tạonghệ thuật, nhìn từ quá trình rađời của sách Tân thể thi sao và tân thể thi Thể thơ mà Shakespear dùng trong Hamlet là thể “blank verse”, một thể thơkhông có vần, nhưng có nhịp điệu dựa trên một số lượng âm tiết cố định. Nó còn đượcgọi là thể “Iambic pentameter”. “Iamb” là khái niệm chỉ âm tiết không có trọng âm theosau một âm tiết có trọng âm. “penta” có nghĩa là “5”, “meter” có nghĩa là nhịp thơ. Thểthơ “Iambic pentameter” là thể thơ không vần, và ngắt nhịp bằng 5 âm tiết “iamb” trênmỗi dòng thơ. Nói cách khác, mỗi dòng thơ thường có 10 âm tiết, và ngắt làm 5 nhịp,mỗi nhịp có 2 âm tiết trong đó có một âm “iamb”. Ví dụ, dưới đây là hai câutrong Hamlet theo đúng chuẩn thi luật (chỗ có trọng âm được tô đậm, chỗ không tô đậmlà âm “iamb”): “O that this too too solid flesh would melt Thaw and resolve itself into a dew”(12) Tuy vậy, không phải lúc nào Shakespear cũng tuân thủ nghiêm ngặt thi luật nóitrên của “Iambic pentameter”. Đoạn “to be or not to be” là một đoạn phá cách. Có câu11 âm tiết, và có khi, không phải cả năm trọng âm đều có dấu nhấn tương đương mà cóthể có những âm có dấu nhấn yếu. “To be, or not to be: that is the question:Whether tis nobler in the mind to suffer The slings and arrows of outrageous fortune, Or to take arms against a sea of troubles” Đoạn này, Đào Anh Kha, Bùi Ý, Bùi Phụng dịch: “Sống, hay không sống - đó là vấnđề. Chịu đựng tất cả những viên đá, nhũng mũi tên của số phận phũ phàng, hay là cầm vũ khívùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằngnào cao quí hơn?”(13). Đó là “thử thách” đặt ra trước các dịch giả của Tân thể thi sao. Họ không thể sửdụng các đặc trưng thể loại của “Iambic pentameter” để dịch sang tiếng Nhật, bởi tiếngNhật không có thể thơ nào 10 âm tiết, không có khái niệm gì về âm tiết “iamb” trongthơ, và ngắt nhịp đôi 5 lần liên tục trong một dòng thơ thì không gây nên bất kỳ một mỹcảm nào cả, thậm chí có thể làm cho câu trở nên tối nghĩa. Tiếng Anh là ngôn ngữ hòakết, trong khi tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính, “từ” được cấu tạo bởi những âm tiết rờirạc, và trong tiếng Nhật chỉ có khoảng 100 âm tiết khác nhau (khoảng 50 âm tiết đơn vàgần 40 âm tiết đôi). Phải chăng, điều này có mối quan hệ tất yếu với điều mà KojiKawamoto từng nói, nhịp điệu 5/7/5 hoặc 7/7, trong lịch sử thơ ca Nhật, đã được địnhhình như là loại nhịp điệu có thể tạo nên mỹ cảm trong thơ(14). Như ta đều biết, Haiku,thể thơ tiêu biểu của thi ca truyền thống Nhật, trong văn bản viết, được trình bày trênmột dòng, chỉ có 17 âm tiết, khi đọc thì ngắt nhịp 5/7/5, còn thể Tanka thì có 31 âm tiết,ngắt nhịp 5/7/5/7/7, và thể Choka thì ngắt 5-7 5-7 5-7 5-7-7. Khi dịch đoạn “To be or not to be”, để thay cho nhịp của “Iambic pentameter” làloại nhịp không thể tạo ra trong Nhật ngữ, Yatabe Ryokichi và Toyama Masakazu, dùrất muốn vượt lên “cái cũ” để tạo ra sự “tiến hóa”, vẫn phải d ùng đến nhịp thơ gần vớitruyền thống, bởi có lẽ, ít nhất thì cho đến thời của hai người này, đây là loại nhịp duynhất có khả năng tạo nên mỹ cảm trong tiếng mẹ đẻ của họ. Ví dụ, 4 câu mở đầu trongđoạn “To be or not to be” được Yatabe Ryokichi và Toyama Masakazu dịch bằng nhịpngắt như sau. Đoạn dịch của Yatabe Ryokichi(15) Tiếng Nhật Phiên âm hịp Nagarau bekika / tadashi mata /5 (Trong trường hợp này, không đọc là “fu” mà là âm “u”) Nagarau bekika / arazaru ka /5 (Trong trường hợp này, không đọc là “fu” mà là âm “u”) Koko ga shian no / shidokoro zo /5 (“shian” được tính là 3 âm, “shi”, “a” và “un”) Unmei ikani / tsutanaki mo /5 (“Unmei” được tính là 4 âm: “u”, “un”, “me” và “i”) Koreni tafuu ga / masura o ka /5 Đoạn dịch của Toyama Masakazu(16) Tiếng Nhật Nhịp Phiên âm Shinuru ga mashi ka 7/7 / ikuru ga mashi ka Shian wo suru ha / 7/5 koko zo kasha Tsutanaki un no / 7/5 nasake naku Ukime kara kime / 7/5 kasa naru mo Như vậy, khi dịch thơ, các dịch giả của Tân thể thi sao đứng ở giao điểm giữangôn ngữ thi ca của tiếng Anh và ngôn ngữ thi ca tiếng Nhật, giao điểm giữa thể thơ“Iambic pentameter” của nguyên tác và những thể thơ mà tiếng Nhật đã từng thích ứngtrong lịch sử, giao điểm giữa độc giả của thời đại mới ở Nhật Bản đương thời và nhữngngười sáng tác thơ theo truyền thống cũ. Đặc trưng thể loại của “tân thể thi” chỉ có thểđịnh hình và vận động trong mối quan hệ trên đường biên giới của những yếu đó đó. Hành động dịch đã làm cho các thể thơ truyền thống trong Nhật ngữ bị ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: