Danh mục

Một số vấn đề về thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số vấn đề về thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam" đưa ra các giải pháp để thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới, cần thiết hoàn thiện thể chế và chính sách, cụ thể là các vấn đề như: Minh bạch thị trường, cung cấp nguồn vốn dài hạn, Luật đăng ký BĐS và thuế BĐS,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM ThS.NCS. Nguyễn Thanh Lân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết trình bày diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam và phân tích một số nội dung li n quan đến thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian từ năm 2011 – nay. Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản nước ta phát triển tương đối trầm lắng với hai xu hướng trái chiều nhưng đến nay thị trường đã ổn định và bước sang giai đoạn phát triển mới. Có nhiều nguy n nhân và t c động của tình trạng tr n, trong đó có những nguyên nhân và tác động từ thể chế, chính sách của Nhà nước. Tuy vậy, để thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới, cần thiết hoàn thiện thể chế và chính sách, cụ thể là các vấn đề như: Minh bạch thị trường, cung cấp nguồn vốn dài hạn, Luật đăng ký BĐS và thuế BĐS,… Từ khóa: Bất động sản; chính sách; thể chế; thị trường bất động sản; phát triển thị trường. 1. Đặt vấn đề Thị trường bất động sản (BĐS) đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, với giá trị tài sản của thị trường chiếm 50-70% trong tổng tài sản quốc gia (Đinh Văn Ân, 2011). Thị trường BĐS tác động vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của người dân. Đồng thời, đây cũng là thị trường đặc biệt và liên hệ mật thiết với các thị trường khác như thị trường tài chính, lao động, khoa học công nghệ và hàng hóa dịch vụ. Do vậy, phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ góp phần tạo khả năng thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường có vai trò quan trọng và là bộ phận trọng yếu cấu thành nên hệ thống thị trường đồng bộ, trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 255 Để thị trường BĐS hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững cần nhiều yếu tố, trong đó, thể chế và chính sách của Nhà nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc điều tiết và phát triển. Trong những năm qua, thị trường BĐS ở nước ta đã dần phát triển cả về phạm vi, quy mô, cấp độ và đã đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thị trường BĐS Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện nhu cầu về nhà ở cho nhân dân. Thông qua hoạt động của thị trường, hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường từng bước được hoàn thiện. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, thị trường BĐS ở nước ta cũng bộc lộ một số hạn chế như: Phát triển thiếu lành mạnh, thông tin thị trường thiếu minh bạch, thị trường có lúc bất ổn và trải qua nhiều biến động, quy mô thị trường vẫn còn khá khiêm tốn trong tương quan với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới,… Bài viết này tập trung đánh giá diễn biến thị trường BĐS và phân tích một số nội dung thể chế, chính sách đã ban hành nhằm phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam thời gian vừa qua (tập trung vào giai đoạn từ năm 2011 – nay); Qua đó, đề xuất một số định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách cho thời gian tới. 2. Diễn biến thị trƣờng bất động sản Việt Nam thời gian qua (từ 2011 đến nay) Ở Việt Nam, kể từ khi bước vào quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế (năm 1986), hệ thống các thị trường dần được hình thành, phát triển và tự khẳng định tầm quan trọng trong nền kinh tế - trong đó có thị trường BĐS. Tuy nhiên, có thể nói thị trường BĐS ở nước ta chính thức được “khai sinh” kể từ năm 1993 cùng với sự ra đời của Luật Đất đai - khung khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường BĐS mà sơ khai là thị trường quyền sử dụng đất (Phạm Quang Trung và cộng sự, 2014). Trong hơn 20 năm qua, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua các cơn sốt và đóng băng. Cơn sốt thứ nhất diễn ra năm 1993-1994 do sự ra đời của Luật Đất đai 1993 và đóng băng lần thứ nhất trong những năm 1995-1999 do có Nghị định số 18/CP ngày 13/2/1995 của Chính phủ và Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ cùng với sự tác động của Khủng hoảng châu Á năm 1997. Cơn sốt thứ hai diễn 256 ra năm 2001-2002 do có chủ trương cho Việt kiều mua nhà cùng với việc ban hành giá đất mới của Nhà nước và đóng băng lần thứ hai trong những năm 2002-2006 do tác động của Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cơn sốt thứ ba diễn ra năm 2007-2008 nhờ sự tăng trưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự ra đời của Luật Kinh doanh Bất động sản và đóng băng lần thứ ba trong giai đoạn 2009-2014 do tác động của chính sách tiền tệ và kiểm soát tín dụng chặt chẽ, Nghị định 71/NĐ-CP ngày 23/06/2010, Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009, Nghị quyết 11/NQ-CP và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới (Đinh Văn Ân, 2011; Nguyễn Thanh Lân, 2013). Trong giai đoạn 2014 đến nay, thị trường BĐS bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới và dần ổn định hơn (Đặng Hùng Võ, 2015; Hoàng Văn Cường, 2015; Bộ Xây dựng, 2015). Chúng ta có thể sơ đồ hóa và quan sát được một vài diễn biến chính của thị trường BĐS Việt Nam gắn liền với tăng trưởng kinh tế qua các năm như hình dưới đây. Hình 1: Tổng quan về diễn biến thị trƣờng BĐS Việt Nam Giai đoạn 2006-2007: 10.0 - Thị trƣờng đạt đỉnh 9.5 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: