Danh mục

Một số ý kiến về chế tài buộc bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.90 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số ý kiến về chế tài buộc bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) tập trung làm rõ thực trạng, bất cập và đưa ra kiến nghị với mong muốn hoàn thiện pháp luật về chế tài buộc bồi thường thiệt hại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về chế tài buộc bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẾ TÀI BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 (SỬA ĐỔI NĂM 2017, 2019). Phạm Công Thiên Đỉnh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Đoàn Trọng ChỉnhTÓM TẮTBuộc bồi thường thiệt hại (BTTH) trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích chủ yếu bù đắp những tổnthất, thiệt hại về vật chất, hoặc tinh thần cho đối tượng bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đượcpháp luật quy định trong Luật Thương mại 2005 (sửa đổi 2017, 2019) và các văn bản khác, bên cạch đó,để được BTTH cần phải có điều kiện kèm theo cụ thể như phương thức bồi thường, nghĩa vụ chứng minhtheo Bộ luật Tố tụng dân sự, căn cứ phát sinh...Tuy nhiên, sự đồng bộ giữa các luật, điều kiện đặt ra đểđược BTTH, không thể phối hợp hài hòa gây khó khăn và mâu thuẫn trong quá trình áp dụng. Bài viết nàylàm rõ quan điểm những vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinhdiễn ra với các bên trong thương mại. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, bất cập và đưa ra kiến nghị vớimong muốn hoàn thiện pháp luật về chế tài buộc bồi thường thiệt hại.Từ khóa: bồi thường, thiệt hại, chế tài, thương mại, hợp đồng.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ TÀI BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO LUẬTTHƯƠNG MẠI 2005 (SỬA ĐỔI 2017, 2019)1.1. Khái niệm chế tài buộc bồi thường thiệt hạiChế tài trong dân sự nói chung là hậu quả pháp lý bất lợi, nằm ngoài mong muốn và có thể được áp dụngđối với đối tượng có hành vi nào đó vi phạm trong quan hệ dân sự chẳn hạn như: một khi đối tượng đókhông thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ dân sự. Chế tàidân sự thường liên quan đến một số vấn đề cụ thể: liên quan về tài sản buộc sửa chữa, hoặc buộc bồi thườngthiệt hại [1, tr.131].Bồi thường mang ý nghĩa “đền bù bằng tiền những thiệt hại về vật chất mà mình phải chịu trách nhiệm”[12, tr.102]. Việc bồi thường mang ý nghĩa khi một người làm thiệt hại cho một người khác, thiệt hại cóthể bao gồm thiệt hại về tài sản, của cải hoặc thiệt hại về tinh thần thì phải bồi thường cho người khác nếuhọ yêu cầu. Đối với thiệt hại mang ý nghĩa bị tổn thất, bị hư hao về của cải, tài sản, thậm chí bị mất máthoặc giảm sút về người, về của cải.Còn việc buộc bồi thường thiệt hại theo tinh thần của Điều 302 Luật Thương mại 2005 “là việc bên viphạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” [8, tr.369].Trách nhiệm buộc bồi thường thiệt hại trong thương mại là một trong bảy chế tài được quy định tại Điều292 Luật Thương mại 2005. Khi xem xét các khía cạnh đã nêu trên, khái niệm chung nhất đựơc hiểu nhưsau: chế tài buộc bồi thường thiệt hại là chế tài liên quan đến trách nhiệm ràng buộc và mang hậu quả pháp 2491lý bất lợi đối với bên vi phạm, buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại những tổn thất do hành vi viphạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.1.2. Đặc điểm chế tài buộc bồi thường thiệt hạiCó thể thấy việc bắt buộc phải thực hiện bồi thường khi có vi phạm diễn ra là một trong những nét đặctrưng trong pháp luật thương mại liên quan đến bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bột này khác với bồithường thiệt hại so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác trong dân sự. Đặc điểm chế tài buộc bồithường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng để phân biệt chế tài buộc bồi thường thiệt hại trong thương mại vớicác chế tài khác. Một số đặc điểm liên quan đến chế tài buộc bồi thường thiệt hại bao gồm:Một là, phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng mà các bên đã có ký với nhauHai là, việc bồi thường thiệt hại bị buộc phải thực hiện vì có vi phạm điều khoản trong hợp đồngBa là, chế tài này mang hậu quả pháp lý bất lợi cho bên có hành vi vi phạmBốn là, buộc bồi thường thiệt hại chủ yếu liên quan đến tài sản2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO LUẬTTHƯƠNG MẠI 2005 (SỬA ĐỔI 2017, 2019)Theo tinh thần Điều 302 Luật Thương mại 2005, buộc bồi thường thiệt hại do bên vi phạm bồi thườngnhững tổn thất do hành vi của mình gây ra khi vi phạm hợp đồng. Đồng thời giá trị bồi thường thiệt hại làgiá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra mà khoản lợi trực tiếpmà bên vi phạm lẽ ra được hưởng nếu không có sự vi phạm. Để được bồi thường thiệt hại cần phải dựa vàocăn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chẳng hạn: theo tinh thần Điều 303 Luật Thương mại2005, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, và có hànhvi vi phạm hợp đồng. Đây là một trong những căn cứ để buộc bồi thường. Tuy nhiên đối với vấn đề dân sựtrong Bộ luật Dân sự 2015 bồi thường thiệt hại có thể phát sinh “bất kể hành vi đó là trái pháp luật haykhông trái pháp luật” [5, tr.871].Ngoài ra còn có thể có căn cứ khác phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ví dụ: dùng thủ thuật, làmsai lệch gây hiểu lầm, có yếu tố lừa đảo để dẫn đến việc ký kết hợp đồng được thực hiện, hoặc làm cho hợpđồng bị hủy bỏ thì người tạo ra việc này buộc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khi có yêu cầu [9,tr.62].Đặc biệt yếu tố lỗi làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đề cập, và quan điểm vềlỗi còn gây tranh cãi hiện nay, có quan điểm cho rằng tổ chức, cá nhân kinh doanh mặc nhiên bị coi là cólỗi vô ý hoặc cố ý, nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại [10, tr.75].Để được bồi thường thiệt hại ngoài căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người yêu cầu bồithường thiệt hại còn phải cung cấp chứng cứ và chứng minh. Đối với Luật Thương mại, theo Điều 303 LuậtThương mại 2005 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thườ ...

Tài liệu được xem nhiều: