Danh mục

Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 547.12 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và nêu kiến nghị về vấn đề này theo quy định BLDS 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN Nguyễn Thị Thu Nga và Nguyễn Thị Thanh Nhàn* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lê Thị Minh ThưTÓM TẮTXã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện cùng với đó là quyền được bảovệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía dư luận xã hội cũngnhư các nhà lập pháp. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet công nghiệp 4.0 không khó để ta cóthể bắt gặp những bài viết, đoạn video có tính chất làm nhục người khác xâm phạm trực tiếp đến quyềnđược bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng. Quyền được bảo vệ danh dự, nhânphẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và vô cùng quan trọng củacon người. Theo đó Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trở thành quyền hiến định khi chínhthức được ghi nhận trong Điều 7 Hiến pháp 1980. Quyền này tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiếnpháp 1992 và 2013. Ngoài việc được ghi nhận trong Hiến pháp thì quyền này còn được thể chế hoá trongnhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, LuậtAn ninh mạng 2018,… Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích các quy định pháp luật hiện hànhvề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân vànêu kiến nghị về vấn đề này theo quy định BLDS 2015.Từ khóa: bộ luật dân sự, bồi thường thiệt hại, cá nhân, hành vi xâm phạm, trách nhiệm bồi thường.1. ĐẶT VẤN ĐỀCó thể thấy danh dự, nhân phẩm, uy tín là yếu tố bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ và đây là quyềnhiến định. Tuy nhiên, trên thực tế việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác vẫn thường xuyêndiễn ra nhất là trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Với sự phát triển củakhoa học, công nghệ, tình trạng đăng tải thông tin không chính xác, xúc phạm, đả kích,… người khác xuấthiện tràn lan trên không gian mạng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Do vậy, bên cạnh Hiến pháp 2013 và hệ thống cácquy định pháp luật hiện có, Nhà nước ta đã ban hành thêm BLDS 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11năm 2015 để điều chỉnh những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên khônggian mạng. Ở BLDS 2015 này đã xác định những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, những thôngtin vi phạm pháp luật cũng như trao cho cá nhân thêm những công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích 2503hợp pháp của mình. Đồng thời đây cũng là một căn cứ buộc những chủ thể có hành vi xâm phạm về danhdự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định.2. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠMDANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN2.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm,uy tín của cá nhânKhái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do viphạm hợp đồng tồn tại khi tồn tại hợp đồng giữa các bên với nhau và một bên không thực hiện đúng hợpđồng gây ra thiệt hại. Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thườngthiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kì mà trước đó không có qua hệ hợp đồng hoặc tuy có quanhệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không xuất phát từ thực hiện hợp đồng.Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân: Hiệnnay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác vàtrách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân. Tuynhiên có thể hiểu xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đếnhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người khác. Theo những phân tíchtrên ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tíncá nhân là: việc sử dụng những lời lẽ không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam để đả kích nhụcmạ người khác. Những hành vi này đang xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dựvà uy tín của cá nhân.2.2 Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhânphẩm, uy tín của cá nhânĐiều 34 BLDS 2015 quy định như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: