Một số ý kiến về việc thực thi quy định pháp luật bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 305.82 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở tham chiếu với pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và đánh giá thực tế về tình xâm phạm QNT đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường mạng xã hội (MXH), nhóm tác giả phân tích những hạn chế cơ bản trong các quy định của pháp luật hiện hành về về quyền nhân thân đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng xã hội” đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động bảo vệ hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về việc thực thi quy định pháp luật bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC THỰC THI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH TRẺ EM Lê Khánh Giang, Lê Nguyễn Cẩm Nhung, Trần Bá Nguyên Trung* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Quyền nhân thân (QNT) đối với hình ảnh của trẻ em được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, nhưng để thực thi quyền này cũng là thách thức lớn vì trẻ em là đối tượng chưa phát triển toàn diện cả về trí tuệ và tinh thần. Trên cơ sở tham chiếu với pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và đánh giá thực tế về tình xâm phạm QNT đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường mạng xã hội (MXH), nhóm tác giả phân tích những hạn chế cơ bản trong các quy định của pháp luật hiện hành về về quyền nhân thân đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng xã hội” đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động bảo vệ hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH. Từ khóa: mạng xã hội, môi trường, quyền nhân thân, hình ảnh, trẻ em. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì QNT đối với hình ảnh là một trong những quyền cơ bản gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật bảo vệ. Là một quyền con người, một bộ phận của quyền nhân thân, quyền nhân thân của trẻ em đối với hình ảnh chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự giúp đỡ, chống lại được những xâm hại đến từ sự can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp vào hình ảnh các em. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 (sửa đổi, bổ sung 2018) cũng khẳng định rằng trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về quyền nhân thân đối với hình ảnh. Thực tế cho thấy vì trẻ em là đối tượng đặc biệt, không thể tự mình quyết định và bảo vệ quyền lợi của bản thân, ngày càng nhiều hình ảnh của trẻ em bị người lớn có thể là cha, mẹ hoặc người thân sử dụng để đăng tải lên môi trường MXH với nhiều mục đích khác nhau, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những cá nhân chưa đủ khả năng tự bảo vệ này bởi cũng chính vì điều đó, rất nhiều thế lực xấu, sự việc không hay xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng và danh dự của trẻ em. Hành lang pháp lý để bảo vệ QNT về hình ảnh của trẻ em trên MXH bước đầu tuy đã được hình thành nhưng việc thi hành pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. 1950 2 THỰC TRẠNG 2.1 Quy định Ngày 20/02/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Xuyên suốt các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp hiện hành năm 2013, quyền trẻ em đều được ghi nhận. Theo đó, bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em trong Công ước (gồm: quyền sống còn, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia của trẻ em) đã và đang được quan tâm thực hiện. Ngày 01/06/2017, Luật trẻ em chính thức có hiệu lực quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là đối tượng được Luật bảo vệ. Có tổng cộng 15 nhóm hành vi bị đạo luật này nghiêm cấm. Trong đó: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 21, Luật Trẻ em 2016). Trong Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ban hành ngày 09/05/2017 hướng dẫn Luật Trẻ em 2016 của Chính phủ, lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng ta đã có những quy định cụ thể về những thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em. Theo khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em hiện hành thì việc công bố tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em hay việc khi các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hình ảnh của trẻ em trên 7 tuổi phải được sự đồng ý của cả cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và từ phía cá nhân trẻ em. Việc khai thác, sử dụng các hình ảnh thuộc về QNT của trẻ để phục vụ quá trình điều tra, tố tụng phải được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ được quy định bởi pháp luật và không được tiết lộ hình ảnh khiến người khác có thể nhận diện trẻ có liên quan. Tất cả những hành vi khai thác, thu thập, sử dụng, công bố hình ảnh khác đều phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ và trẻ em mọi trường hợp sử dụng hình ảnh mà vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền nhân thân của cá nhân sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, QNT đối với hình ảnh của trẻ em rất dễ bị xâm phạm, đặc biệt là trên môi trường mạng mà người thực hiện hành vi xâm phạm QNT đối với hình ảnh của trẻ đôi khi lại chính là người thân của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau mà không cần hỏi hay để ý xem các con có đồng tình với việc làm này hay không. Thông qua môi trường mạng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục (hình ảnh trẻ em bị xâm hại và bóc lột được ghi, quay, chụp lại, dùng để đe dọa phát tán hoặc livestream khiến trẻ bị ép buộc, trở thành nô lệ tình dục); thông tin hình ảnh cá nhân bị thu thập, quảng cáo các sản phẩm không phù hợp. Theo số liệu thống kê từ UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), mỗi ngày có đến 720.000 hình ảnh liên quan ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về việc thực thi quy định pháp luật bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC THỰC THI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH TRẺ EM Lê Khánh Giang, Lê Nguyễn Cẩm Nhung, Trần Bá Nguyên Trung* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Quyền nhân thân (QNT) đối với hình ảnh của trẻ em được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, nhưng để thực thi quyền này cũng là thách thức lớn vì trẻ em là đối tượng chưa phát triển toàn diện cả về trí tuệ và tinh thần. Trên cơ sở tham chiếu với pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và đánh giá thực tế về tình xâm phạm QNT đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường mạng xã hội (MXH), nhóm tác giả phân tích những hạn chế cơ bản trong các quy định của pháp luật hiện hành về về quyền nhân thân đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng xã hội” đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động bảo vệ hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH. Từ khóa: mạng xã hội, môi trường, quyền nhân thân, hình ảnh, trẻ em. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì QNT đối với hình ảnh là một trong những quyền cơ bản gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật bảo vệ. Là một quyền con người, một bộ phận của quyền nhân thân, quyền nhân thân của trẻ em đối với hình ảnh chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự giúp đỡ, chống lại được những xâm hại đến từ sự can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp vào hình ảnh các em. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 (sửa đổi, bổ sung 2018) cũng khẳng định rằng trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về quyền nhân thân đối với hình ảnh. Thực tế cho thấy vì trẻ em là đối tượng đặc biệt, không thể tự mình quyết định và bảo vệ quyền lợi của bản thân, ngày càng nhiều hình ảnh của trẻ em bị người lớn có thể là cha, mẹ hoặc người thân sử dụng để đăng tải lên môi trường MXH với nhiều mục đích khác nhau, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những cá nhân chưa đủ khả năng tự bảo vệ này bởi cũng chính vì điều đó, rất nhiều thế lực xấu, sự việc không hay xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng và danh dự của trẻ em. Hành lang pháp lý để bảo vệ QNT về hình ảnh của trẻ em trên MXH bước đầu tuy đã được hình thành nhưng việc thi hành pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. 1950 2 THỰC TRẠNG 2.1 Quy định Ngày 20/02/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Xuyên suốt các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp hiện hành năm 2013, quyền trẻ em đều được ghi nhận. Theo đó, bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em trong Công ước (gồm: quyền sống còn, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia của trẻ em) đã và đang được quan tâm thực hiện. Ngày 01/06/2017, Luật trẻ em chính thức có hiệu lực quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là đối tượng được Luật bảo vệ. Có tổng cộng 15 nhóm hành vi bị đạo luật này nghiêm cấm. Trong đó: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 21, Luật Trẻ em 2016). Trong Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ban hành ngày 09/05/2017 hướng dẫn Luật Trẻ em 2016 của Chính phủ, lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng ta đã có những quy định cụ thể về những thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em. Theo khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em hiện hành thì việc công bố tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em hay việc khi các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hình ảnh của trẻ em trên 7 tuổi phải được sự đồng ý của cả cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và từ phía cá nhân trẻ em. Việc khai thác, sử dụng các hình ảnh thuộc về QNT của trẻ để phục vụ quá trình điều tra, tố tụng phải được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ được quy định bởi pháp luật và không được tiết lộ hình ảnh khiến người khác có thể nhận diện trẻ có liên quan. Tất cả những hành vi khai thác, thu thập, sử dụng, công bố hình ảnh khác đều phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ và trẻ em mọi trường hợp sử dụng hình ảnh mà vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền nhân thân của cá nhân sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, QNT đối với hình ảnh của trẻ em rất dễ bị xâm phạm, đặc biệt là trên môi trường mạng mà người thực hiện hành vi xâm phạm QNT đối với hình ảnh của trẻ đôi khi lại chính là người thân của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau mà không cần hỏi hay để ý xem các con có đồng tình với việc làm này hay không. Thông qua môi trường mạng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục (hình ảnh trẻ em bị xâm hại và bóc lột được ghi, quay, chụp lại, dùng để đe dọa phát tán hoặc livestream khiến trẻ bị ép buộc, trở thành nô lệ tình dục); thông tin hình ảnh cá nhân bị thu thập, quảng cáo các sản phẩm không phù hợp. Theo số liệu thống kê từ UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), mỗi ngày có đến 720.000 hình ảnh liên quan ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quyền nhân thân Pháp luật bảo vệ quyền nhân thân Môi trường mạng xã hội Bộ luật Dân sự Luật Trẻ emGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 305 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 263 0 0 -
Mẫu Giấy ủy quyền dành cho công ty
3 trang 235 0 0 -
208 trang 197 0 0
-
5 trang 168 0 0
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
108 trang 153 0 0 -
Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ
7 trang 129 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 2
286 trang 124 0 0 -
Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay
7 trang 113 0 0 -
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2005
4 trang 68 0 0