Danh mục

Một số ý kiến về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 520.89 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số ý kiến về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm phân tích xác định thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về xác định thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm và kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN BỊ XÂM PHẠM Cao Thị Thùy Duyên, Phạm Nguyễn Hoài Nam, Lê Minh Vũ, Phan Hữu Đức* Viện Công Nghệ Việt Nhật (VJIT) - Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Ở thời đại công nghệ thông tin 4.0 hiện nay, điện thoại thông minh, máy tính cùng với mạng Internet đã trở thành những phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chỉ cần một bài phốt dùng để công khai bí mật đời tư hay bịa đặt bôi xấu người khác, thì sẽ có hàng trăm, ngàn thậm chí là hàng triệu lượt tương tác cùng các bình luận và chia sẻ với nội dung tiêu cực và công kích, ta có thể thấy rằng thiệt hại sẽ rất khó lường và thậm chí gây nguy hại tới tính mạng của những người có liên quan. Từ những vấn đề trên, sẽ xảy ra rất nhiều vụ việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Qua đó, chủ thể bị xúc phạm cần phải cung cấp đầy đủ chứng cứ, chứng minh để yêu cầu Toà án giải quyết về vụ việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người có hành vi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về vật chất. Trong bài viết này, nhóm tác giả chỉ phân tích xác định thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về xác định thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm và kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: thiệt hại, danh dự, nhân phẩm, uy tín, cá nhân, xâm phạm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một con người thông qua hành vi ứng xử của họ trong xã hội, một người được đánh giá là có danh dự là người có lòng tự trọng cao, trung thực, ngay thẳng, không tham lam, gian dối, lọc lừa…. Vì vậy họ được xã hội tôn trọng, quý mến. Nhân phẩm là những phẩm chất tốt đẹp của con người, những phẩm chất mà chỉ có con người mới có, nó làm cho con người là người và khác với những động vật khác 89. Uy tín là sự tin tưởng, tín nhiệm và mến phục của mọi người dành cho một người nhất định. Họ có tầm ảnh hưởng lớn tới những mối quan hệ xung quanh và sự ảnh hưởng này được thể hiện ra một cách tích cực. 89 Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, năm 2019, tr. 446. 2641 Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân: hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. Tuy nhiên ta có thể hiểu rằng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là những hành vi được hành động có chủ ý bằng các thức thể hiện như bằng lời nói hay bằng hành động nhằm công kích, thóa mạ, gây kích động tới chủ thế đang hướng tới. Điểm chung của những hành vi này đều là dùng những hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. 2. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN BỊ XÂM PHẠM THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 2.1. Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm Hiện nay tuy đã có BLDS 2015 nhưng trên thực tiễn xét xử tại Tòa án, các Thẩm phán vẫn còn áp dụng Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP để xét xử các vụ án mà yêu cầu của đương sự là buộc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại tại thời điểm BLDS 2015 đang có hiệu lực, nhưng vẫn áp dụng được Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP là vì căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 153 và Khoản 2 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (SĐ,BS 2020) có quy định. Thế nhưng Nghị quyết trên vẫn chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ, vậy nên Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP vẫn còn hiệu lực và được áp dụng đồng thời cùng BLDS 2015. Khi xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cần chú ý và phân tích vào Khoản 1 và Khoản 2 được quy định tại Điều 592 BLDS 2015. Vì vậy, nhóm tác giả sẽ phân tách Khoản 1 và Khoản 2 thành hai nhóm cơ bản dựa vào tính đặc trưng của chủ thể có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Nhóm một, Căn cứ vào mục 3 Phần II trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP có quy định hướng dẫn gồm có “chi phí hợp lý phải có để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định”. Thiệt hại khác do luật định: Các thiệt hại khác liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm có thể làm phát sinh ra những thiệt hại khác tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh mà pháp luật không thể liệt kê hết tất cả hoặc có thể còn tồn tại những bất cập, bởi vì các điều luật sẽ chịu sự phụ thuộc theo sự phát triển xã hội để có sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật và luật, hay ban hành các Nghị quyết, công bố án lệ và giải đáp nghiệp vụ, công văn hướng dẫn từ Tòa án nhân dân Tối cao. Tác giả cho rằng tính đặc trưng của pháp luật chính là “Pháp luật được ban hành, sửa đổi bổ sung nhằm làm hạn chế tối thiểu rủi ro và giảm tối đa thiệt hại có thể xảy ra trong các mối quan hệ xã hội chứ không vì mục đích ngăn chặn hoàn toàn rủi ro đang tồn tại trong các mối quan hệ xã hội đó”. Vì thế, quy định này là quy định được mở rộng bao hàm các trường hợp còn lại trên thực tế. Nhóm hai, được quy định tại Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 “...phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu” và được hướng dẫn cụ thể tại mục 3 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Vậy nên thiệt hại về tinh thần là không thể xác định cụ thể bằng các biện pháp đo lư ...

Tài liệu được xem nhiều: