Danh mục

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 71.77 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương trình bày nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở trẻ đẻ non. Kết quả cho thấy ống động mạch đóng tự nhiên ở 47,8% trẻ đẻ non, 45,3% trẻ phải can thiệp điều trị (thuốc và/hoặc phẫu thuật), tỷ lệ tử vong là 6,9%. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂN KHẢ NĂNG ĐÓNG TỰ NHIÊN CỦA ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Nguyễn Thu Vân1, Lê Ngọc Lan1, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1, Lê Thị Hà2, Chu Lan Hương2, Nguyễn Thị Hoa2, Phan Thị Nga2, Trương Thị Lan Anh2 1 Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội Khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương. 2 Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên cuả ống động mạch ở trẻ đẻ non. Kết quả cho thấy ống động mạch đóng tự nhiên ở 47,8% trẻ đẻ non, 45,3% trẻ phải can thiệp điều trị (thuốc và/hoặc phẫu thuật), tỷ lệ tử vong là 6,9%. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch bao gồm: tuổi thai thấp (OR: 0,74; p = 0,001), cân nặng lúc sinh thấp (OR: 0,86; p = 0,002), tình trạng suy hô hấp cần hỗ trợ hô hấp áp lực dương (OR: 0,73; p = 0,04), suy tim (OR: 0,23; p = 0,01), kích thước ống lớn: tỷ lệ đường kính ống/cân nặng (mm/kg) (OR:0.16; p < 0,001) và tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ (OR: 0,04; p < 0,001). Từ đó có thể kết luận, ở trẻ đẻ non ống động mạch có khả năng đóng tự nhiên (bao gồm cả những trường hợp còn ống động mạch có triệu chứng). Việc theo dõi triệu chứng lâm sàng và siêu âm cho phép tiên lượng khả năng tự đóng của ống động mạch. Từ khóa: còn ống động mạch, ống động mạch đóng tự nhiên I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ống động mạch - cấu trúc mạch nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi - tồn tại ở mọi thai nhi và sẽ đóng lại sau sinh. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng, ống động mạch tự đóng lại về mặt chức năng sau 24 - 48 giờ sau sinh và đóng về mặt giải phẫu trong một vài tuần sau đó. Ở trẻ đẻ non, tồn tại ống động mạch kéo dài sau sinh chiếm tỷ lệ 30 - 50% số trẻ sống tùy thuộc vào tuổi thai của trẻ [1; 2]. Các nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến khả năng tự đóng của ống động mạch bao gồm: tuổi thai, cân nặng khi sinh, tình trạng suy hô hấp, sử dụng corticoid Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thu Vân, Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội Email: vantn86@gmail.com Ngày nhận: 21/8/2017 Ngày được chấp thuận: 26/11/2017 TCNCYH 109 (4) - 2017 trước sinh, tình trạng nhiễm trùng, quá tải dịch… [3 - 7]. Việc điều trị ống động mạch bằng thuốc hay phẫu thuật đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên, các phương pháp này đều có tác dụng không mong muốn (suy thận, giảm tiểu cầu máu, biến chứng của phẫu thuật…). Mặc dù, còn ống động mạch ở trẻ đẻ non là một vấn đề thường gặp, cho đến nay, tiêu chuẩn điều trị đóng ống động mạch vẫn còn nhiều tranh cãi [8 - 10]. Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu hệ thống nào về những yếu tố liên quan đến khả năng tự đóng của ống động mạch ở trẻ đẻ non, cũng như yếu tố tiên lượng khả năng ống động mạch có thể đóng tự nhiên hay cần can thiệp. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở trẻ sơ sinh đẻ non tại Khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương. 45 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0, đánh giá các yếu tố liên quan đến đóng 1. Đối tượng ống tự nhiên dựa trên phân tích hồi quy cho 107 bệnh nhân sơ sinh đẻ non trên 48 giờ từng biến và sử dụng đường cong ROC tìm tuổi, được siêu âm tim sàng lọc chẩn đoán điểm cắt trong tiên lượng khả năng đóng ống còn ống động mạch đơn thuần tại Khoa Hồi động mạch tự nhiên. sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 01/10/1014 đến 30/06/2015. 3. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu quan sát, không can thiệp vào điều trị hay làm chậm quá trình điều trị của Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. Các bệnh nhân ống động mạch Trẻ đẻ non được siêu âm tim sàng lọc trong nghiên cứu được đánh giá lâm sàng. Tư chẩn đoán xác định: Còn ống động mạch đơn vấn cho người nhà bệnh nhi về cách theo dõi thuần (bao gồm các trường hợp còn lỗ dục) ở và chăm sóc trẻ trong quá trình nằm viện cũng thời điểm trên 48 giờ tuổi. như khi tái khám sau xuất viện. Tiêu chuẩn loại trừ Trẻ có kèm theo dị tật tim bẩm sinh khác. Trẻ bệnh nặng, tử vong trong vòng 48 giờ sau chẩn đoán. Kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu không có hại cho bệnh nhân. Mọi thông tin về bệnh nhân được bảo mật và tôn trọng. Nghiên cứu không làm tăng chi phí cho 2. Phương pháp bệnh viện cũng như gia đình bệnh nhân. Các - Nghiên cứu quan sát – tiến cứu lần siêu âm được thực hiện để theo dõi bệnh - Các bệnh nhân đẻ non được nhập vào khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, được siêu âm và nghiên cứu. III. KẾT QUẢ tim sàng lọc chẩn đoán xác định còn ống động mạch ở thời điểm trên 48 giờ tuổi. Mỗi trẻ Từ tháng 10/2014 - 06/2015 có 115 trẻ đẻ được đánh giá tình trạng lâm sàng (tuổi thai, non còn ống động mạch được đưa vào nghiên cân nặng lúc sinh, hô hấp hỗ trợ, suy tim, cứu ( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: