Danh mục

Một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức phát hiện sớm khuyết tật của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.32 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức thức về phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT). Đối tượng và phương pháp: sử dụng thiết kế can thiệp nhằm tăng cường kiến thức về PHSKT của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức phát hiện sớm khuyết tật của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THAY ĐỐI KIẾN THỨC PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT CỦA CÁN BỘ Y TẾ TUYẾN XÃ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI SAU 1 NĂM CAN THIỆP Nguyễn Thị Minh Thủy*; Trần Quý Cát* Khánh Thị Nhi*; Hoàng Thị Thanh* TÓM TẮT Mục tiêu: xác định một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức thức về phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT). Đối tượng và phương pháp: sử dụng thiết kế can thiệp nhằm tăng cường kiến thức về PHSKT của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã. Phỏng vấn lại 236 CBYT tuyến xã, những người đã từng tham gia đánh giá trước can thiệp các nội dung kiến thức về PHSKT của trẻ < 6 tuổi. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mối liên quan giữa thay đổi kiến thức về PHSKT. Kết quả: có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê điểm kiến thức về PHSKT của CBYT sau 1 năm can thiệp (từ 68,55 ± 12,61 lên 75,64 ± 8,08). Các yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức về PHSKT là “số can thiệp được nhận ” và “vị trí công tác” của đối tượng nghiên cứu. Kết luận: hoạt động can thiệp truyền thông góp phần nâng cao kiến thức về PHSKT của CBYT . * Từ khóa: Phát hiện sớm khuyết tật; Cán bộ y tế; Truyền thông; Hoài Đức. Related Factors of the Changes in Knowledge of Early Detection of Disabilities in Commune Health Care Worker after 1 Year of Intervention in Hoaiduc District, Hanoi Summary Objectives: To identify related factor of the changes in early detection of disabilities (EDD) knowledge of health worker. Subjects and method: We used intervention study to improve EDD knowledge in commune health workers. To identify some related factors of the changes in EDD knowledge of health worker, we re-interviewed 236 commune health workers, who participated in baseline survey, the content of EDD knowledge. Multivariate linear regression models were used to identify related factors of the changes in EDD knowledge. Results: There was a statistically significant change in EDD knowledge scores of health workers after 1 year of intervention (from 68.55 ± 12.61 to 75.64 ± 8.08). Factors related to the change in EDD knowledge were the number of interventions activites” and classification of work”. Conclusion: Intervention should ensure access to the target population and special attention should be given to village health workers. * Keywords: Early detection of disabilities; Health workers; Communication; Hoaiduc district. * Trường Đại học Y tế Công cộng Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Minh Thủy (ntmt@huph.edu.vn) Ngày nhận bài: 27/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/09/2017 Ngày bài báo được đăng: 26/09/2017 27 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Khuyết tật ở trẻ em là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. PHSKT để có những biện pháp can thiệp kịp thời là một trong những giải pháp cho vấn đề đó [1]. Là những người có chuyên môn và thường xuyên tiếp xúc với người dân và trẻ nhỏ, CBYT tuyến xã có điều kiện, khả năng để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ [1]. Kiến thức của CBYT có ảnh hưởng tới kỹ năng sàng lọc và phát hiện khuyết tật của trẻ, nhiều nghiên cứu khẳng định tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức là một biện pháp hữu hiệu tăng cường kỹ năng thực hành cho CBYT [4, 5]. Tuy nhiên, tính đến nay hoạt động can thiệp tác động nâng cao kiến thức về PHSKT cho CBYT còn hạn chế [1]. Rất ít nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức về PHSKT của CBYT [5, 7]. Là một phần trong nghiên cứu “Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình PHSKT tại Hà Nội”, chúng tôi tiến hành hoạt động can thiệp truyền thông như tập huấn, phát tờ rơi, nhắc nhở, poster để nâng cao kiến thức về PHSKT cho toàn bộ CBYT xã và thôn tại 20 xã/thị trấn tại huyện Hoài Đức. Sau thời gian can thiệp, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan tới thay đổi kiến thức về PHSKT của CBYT tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp nhằm đưa ra khuyến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo. 28 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 236 CBYT tuyến xã (gồm cán bộ làm việc tại trạm y tế xã và y tế thôn) của 20 xã/thị trấn thuộc huyện Hoài Đức đã từng tham gia nghiên cứu đánh giá trước can thiệp. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thời gian tiến hành: - Tiến hành can thiệp: các hoạt động can thiệp truyền thông bao gồm tập huấn, phát tờ rơi, dán poster, tiến hành nhắc nhở… Thời gian tiến hành từ 5 - 2015 đến 5 - 2016. - Thời gian tiến hành đánh giá sau can thiệp: từ 5 - 2016 đến 7 - 2016. * Biến số nghiên cứu: - Biến phụ thuộc: điểm kiến thức PHSKT sau can thiệp. Đánh giá kiến thức của CBYT trên nội dung kiến thức về khuyết tật, kiến thức về hoạt động PHSKT, kiến thức về dấu hiệu khuyết tật của trẻ với thang điểm tối đa 100. - Biến độc lập (yếu tố liên quan): bao gồm thông tin cá nhân (tuổi, giới, trình độ học vấn), thông tin về nghề nghiệp (phân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: