Một vài đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.47 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Qua ngữ liệu thực tế được khảo sát, bài viết chỉ ra một vài đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở (THCS). Đó là ngôn ngữ hội thoại dạy học mang đặc điểm của ngôn ngữ nói nhưng không phải là ngôn ngữ nói đơn thuần mà là ngôn ngữ nói theo qui thức,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 15-21 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ HỘI THOẠI DẠY HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Hồng Ngân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: ngangocsp@yahoo.com.vn Tóm tắt. Qua ngữ liệu thực tế được khảo sát, bài viết chỉ ra một vài đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở (THCS). Đó là ngôn ngữ hội thoại dạy học mang đặc điểm của ngôn ngữ nói (sử dụng các yếu tố cận ngôn, ngoại ngôn, các yếu tố dư – lặp, các yếu tố tỉnh lược. . . ) nhưng không phải là ngôn ngữ nói đơn thuần mà là ngôn ngữ nói theo qui thức (cách thức xưng hô, cách thức tương tác, nói cái được chuẩn bị trước. . . ); ngôn ngữ hội thoại dạy học có sự đan xen giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong quá trình hành chức (chủ đề giao tiếp, số lượng các thuật ngữ khoa học...). Từ khóa: Hội thoại dạy học, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, qui thức, hành chức.1. Mở đầu Hội thoại dạy học là sản phẩm tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh trên lớphọc xung quanh nội dung bài học. Trong kiểu tương tác này, ngôn ngữ được các nhân vậthội thoại sử dụng như một trong các công cụ quan trọng nhất. Trong bài viết này, chúngtôi sẽ chỉ ra một vài điểm cơ bản của ngôn ngữ hội thoại dạy học thông qua ngữ liệu khảosát thực tế. Đối tượng mà chúng tôi khảo sát là ngôn ngữ mà giáo viên và học sinh sử dụngtrên lớp học, là các môn học chính khóa như Toán học, Vật lí, Lịch sử, Ngữ văn, Sinh học,Địa lí. . . ở bậc THCS.2. Nội dung nghiên cứu Có một thực tế là “khi quan sát các hoạt động ngôn ngữ ở các ngữ cảnh khác nhauchúng ta phát hiện có các khác biệt trong lựa chọn kiểu loại ngôn ngữ cho phù hợp vớikiểu loại ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng” [dt8; 35]. Sự khác nhau này tạo nên ngữvực (register) riêng cho từng kiểu giao tiếp. Theo M.A.K. Halliday có 3 kiểu ngữ vực làngữ vực qui thức, ngữ vực thân tình và ngữ vực phi qui thức. Dựa vào các nhân tố giaotiếp, mối quan hệ vị thế giữa giáo viên và học sinh, chúng tôi xác định được ngữ vực hộithoại dạy học sử dụng là ngữ vực qui thức. 15 Nguyễn Thị Hồng Ngân2.1. Ngôn ngữ hội thoại dạy học là ngôn ngữ nói mang tính qui thức2.1.1. Ngôn ngữ hội thoại dạy học là ngôn ngữ nói Khi xác định ngôn ngữ của hội thoại nói chung, Nguyễn Đức Dân khẳng định “Đólà khẩu ngữ - thứ ngôn ngữ xã hội sinh động và cũng rất chuẩn mực [2;77]. Theo đó, ngônngữ dùng trong giao tiếp dạy học được xác định là ngôn ngữ nói nhưng đó là ngôn ngữnói theo qui thức. Là ngôn ngữ nói nhưng ngôn ngữ hội thoại dạy học là không phải là nóitheo phong cách của khẩu ngữ tự nhiên (nói tức thì) mà là ngôn ngữ nói đã có sự chuẩn bị- nói cái đã được viết ra (giáo án, sách giáo khoa). Trước hết, ngôn ngữ nói hội thoại dạy học có sự hỗ trợ của các yếu tố ngoại ngôn,cụ thể là các yếu tố phi ngôn và cận ngôn. “Các yếu tố ngoại ngôn (paralinguistic) xuấthiện song song với ngôn ngữ nói, hòa lẫn vào ngôn ngữ nói và cùng ngôn ngữ nói hìnhthành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn” [1;356]. Các cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện củakhuôn mặt, cơ thể,. . . chính là các yếu tố cận ngôn (ngữ điệu lên giọng, hạ giọng, gằngiọng, kéo dài giọng nói...). Các yếu tố này có quan hệ qua lại, tương hỗ với nhau để làmtăng hiệu quả giao tiếp. Trong hội thoại dạy học, các yếu tố ngoại ngôn không chỉ được coi là phương tiệngiao tiếp hỗ trợ đắc lực cho ngôn ngữ mà trong nhiều trường hợp nó còn có vai trò thaythế, bổ sung hoặc làm rõ sắc thái và ý nghĩa của ngôn ngữ: khi hỏi giáo viên lên giọngcuối câu, khi đồng tình, khẳng định ý kiến của học sinh có thể gật đầu đi kèm hoặc thaythế cho được, tốt, được rồi. . . ; ánh mắt động viên, khích lệ thay vì nói em cứ bình tĩnh trảlời, em cố gắng lên. . . ; lắc đầu thay vì chưa chấp nhận kết quả trả lời của học sinh. . . Đặc biệt, trong hội thoại dạy học, các yếu tố phi ngôn còn có vai trò điều tiết chuỗingôn từ. Thông qua chúng, các nhân vật hội thoại có thể biết được khi nào cần nói, khinào được phép nói, khi nào không cần nói, khi nào đến lượt nói và khi nào chưa đến lượtnói. . . Trên lớp học, khi giáo viên giảng bài thì học sinh im lặng và ngược lại. Tuy nhiên,trong giao tiếp “mặt đối mặt”, người im lặng không phải là người ngoài cuộc. Thái độ, cửchỉ, nét mặt của giáo viên và học sinh là những yếu tố có vai trò điều chỉnh ngược (back– channel) tới quá trình hội thoại. Nó có vai trò khuyến khích lượt lời được tiếp tục haychuyển hướng hoặc dừng lại. Chúng mang các thông điệp: người nói đang chú ý theo dõilượt lời của người nghe thông qua ánh mắt chăm chú, gật đầ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 15-21 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ HỘI THOẠI DẠY HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Hồng Ngân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: ngangocsp@yahoo.com.vn Tóm tắt. Qua ngữ liệu thực tế được khảo sát, bài viết chỉ ra một vài đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại dạy học ở bậc trung học cơ sở (THCS). Đó là ngôn ngữ hội thoại dạy học mang đặc điểm của ngôn ngữ nói (sử dụng các yếu tố cận ngôn, ngoại ngôn, các yếu tố dư – lặp, các yếu tố tỉnh lược. . . ) nhưng không phải là ngôn ngữ nói đơn thuần mà là ngôn ngữ nói theo qui thức (cách thức xưng hô, cách thức tương tác, nói cái được chuẩn bị trước. . . ); ngôn ngữ hội thoại dạy học có sự đan xen giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong quá trình hành chức (chủ đề giao tiếp, số lượng các thuật ngữ khoa học...). Từ khóa: Hội thoại dạy học, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, qui thức, hành chức.1. Mở đầu Hội thoại dạy học là sản phẩm tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh trên lớphọc xung quanh nội dung bài học. Trong kiểu tương tác này, ngôn ngữ được các nhân vậthội thoại sử dụng như một trong các công cụ quan trọng nhất. Trong bài viết này, chúngtôi sẽ chỉ ra một vài điểm cơ bản của ngôn ngữ hội thoại dạy học thông qua ngữ liệu khảosát thực tế. Đối tượng mà chúng tôi khảo sát là ngôn ngữ mà giáo viên và học sinh sử dụngtrên lớp học, là các môn học chính khóa như Toán học, Vật lí, Lịch sử, Ngữ văn, Sinh học,Địa lí. . . ở bậc THCS.2. Nội dung nghiên cứu Có một thực tế là “khi quan sát các hoạt động ngôn ngữ ở các ngữ cảnh khác nhauchúng ta phát hiện có các khác biệt trong lựa chọn kiểu loại ngôn ngữ cho phù hợp vớikiểu loại ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng” [dt8; 35]. Sự khác nhau này tạo nên ngữvực (register) riêng cho từng kiểu giao tiếp. Theo M.A.K. Halliday có 3 kiểu ngữ vực làngữ vực qui thức, ngữ vực thân tình và ngữ vực phi qui thức. Dựa vào các nhân tố giaotiếp, mối quan hệ vị thế giữa giáo viên và học sinh, chúng tôi xác định được ngữ vực hộithoại dạy học sử dụng là ngữ vực qui thức. 15 Nguyễn Thị Hồng Ngân2.1. Ngôn ngữ hội thoại dạy học là ngôn ngữ nói mang tính qui thức2.1.1. Ngôn ngữ hội thoại dạy học là ngôn ngữ nói Khi xác định ngôn ngữ của hội thoại nói chung, Nguyễn Đức Dân khẳng định “Đólà khẩu ngữ - thứ ngôn ngữ xã hội sinh động và cũng rất chuẩn mực [2;77]. Theo đó, ngônngữ dùng trong giao tiếp dạy học được xác định là ngôn ngữ nói nhưng đó là ngôn ngữnói theo qui thức. Là ngôn ngữ nói nhưng ngôn ngữ hội thoại dạy học là không phải là nóitheo phong cách của khẩu ngữ tự nhiên (nói tức thì) mà là ngôn ngữ nói đã có sự chuẩn bị- nói cái đã được viết ra (giáo án, sách giáo khoa). Trước hết, ngôn ngữ nói hội thoại dạy học có sự hỗ trợ của các yếu tố ngoại ngôn,cụ thể là các yếu tố phi ngôn và cận ngôn. “Các yếu tố ngoại ngôn (paralinguistic) xuấthiện song song với ngôn ngữ nói, hòa lẫn vào ngôn ngữ nói và cùng ngôn ngữ nói hìnhthành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn” [1;356]. Các cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện củakhuôn mặt, cơ thể,. . . chính là các yếu tố cận ngôn (ngữ điệu lên giọng, hạ giọng, gằngiọng, kéo dài giọng nói...). Các yếu tố này có quan hệ qua lại, tương hỗ với nhau để làmtăng hiệu quả giao tiếp. Trong hội thoại dạy học, các yếu tố ngoại ngôn không chỉ được coi là phương tiệngiao tiếp hỗ trợ đắc lực cho ngôn ngữ mà trong nhiều trường hợp nó còn có vai trò thaythế, bổ sung hoặc làm rõ sắc thái và ý nghĩa của ngôn ngữ: khi hỏi giáo viên lên giọngcuối câu, khi đồng tình, khẳng định ý kiến của học sinh có thể gật đầu đi kèm hoặc thaythế cho được, tốt, được rồi. . . ; ánh mắt động viên, khích lệ thay vì nói em cứ bình tĩnh trảlời, em cố gắng lên. . . ; lắc đầu thay vì chưa chấp nhận kết quả trả lời của học sinh. . . Đặc biệt, trong hội thoại dạy học, các yếu tố phi ngôn còn có vai trò điều tiết chuỗingôn từ. Thông qua chúng, các nhân vật hội thoại có thể biết được khi nào cần nói, khinào được phép nói, khi nào không cần nói, khi nào đến lượt nói và khi nào chưa đến lượtnói. . . Trên lớp học, khi giáo viên giảng bài thì học sinh im lặng và ngược lại. Tuy nhiên,trong giao tiếp “mặt đối mặt”, người im lặng không phải là người ngoài cuộc. Thái độ, cửchỉ, nét mặt của giáo viên và học sinh là những yếu tố có vai trò điều chỉnh ngược (back– channel) tới quá trình hội thoại. Nó có vai trò khuyến khích lượt lời được tiếp tục haychuyển hướng hoặc dừng lại. Chúng mang các thông điệp: người nói đang chú ý theo dõilượt lời của người nghe thông qua ánh mắt chăm chú, gật đầ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Ngôn ngữ hội thoại dạy học Ngôn ngữ hội thoại Trung học cơ sở Trung học cơ sở Hội thoại dạy học ngôn ngữ viếtGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 264 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 202 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 184 0 0 -
19 trang 164 0 0