Danh mục

Một vài ghi chép thêm về văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có lẽ, phát biểu rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa chắc không quá đáng, bởi vì một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ý thức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua). Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi "Anh là ai", thay vì "Anh thuộc phe nào" trong thế kỷ vừa qua. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài ghi chép thêm về văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt NamMột vài ghi chép thêm về văn minh cổ và nguồn gốc dân tộcViệt NamI.Có lẽ, phát biểu rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa chắckhông quá đáng, bởi vì một khuynh hướng chung hiện nay làcác quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui tụ với nhauthành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ýthức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trongthời gian qua). Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi Anh là ai,thay vì Anh thuộc phe nào trong thế kỷ vừa qua. Tức là mộtsự chuyển biến về nhận dạng từ ý thức hệ sang văn hóa.Nhưng câu hỏi Chúng ta là ai tuy đơn giản, câu trả lời thìkhông đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu,họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đềkhoa học, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổhọc, và ngôn ngữ học. Từ thập niên 60 thế kỷ trước, nhiềungười, nhất là giới trẻ, đã khao khát muốn tìm về nguồn gốcdân tộc. Nhiều đoàn thể đã tự chọn cho mình cái mục tiêu vềnguồn. Đến khi chiến tranh trên quê hương chấm dứt năm1975, rồi cả triệu người phải bỏ nước ra đi, sự khao khát tìmvề cội nguồn trong những người xa quê hương này lại có phầngia tăng, dù người ta đã phải vất vả nhiều hơn cho cuộc sốngmới.Nhưng khi tìm trong cổ sử Việt, về đời sống tinh thần củangười xưa, để thực hiện việc về nguồn này, người ta chỉ gặpmột cảnh hoang sơ: ngoài một số truyền thuyết, và những lờirăn thực tế trong tục ngữ ca dao, những tác phẩm để lại,phần lớn do người ngoại quốc viết, thường đã bị khoa họcngày nay vượt qua từ lâu, không kể một số không ít đã đượcsáng tác với dụng ý xuyên tạc sự thực, bôi bác nguồn gốc dântộc, hạ thấp giá trị văn hóa cổ truyền. Trong cảnh tiêu sơ đếnthảm hại đó, cũng đã xuất hiện vài quyển sách có thiện ýmuốn viết lại cho trung thực nguồn gốc dân tộc mình (1).Nhưng được thực hiện trong hoàn cảnh tư liệu thiếu thốn, cácsách này chưa đạt được mục đích, vả cũng đã nhanh chóng bịkhoa học ngày nay vượt qua. Ở trong nước, nhờ có đội ngũnhững nhà biên khảo khoa học xã hội đông đảo, có những cơquan chuyên nghiên cứu về triết học, văn hóa và khoa học xãhội có tổ chức, nên có được nhiều biên khảo chuyên ngành vàcông phu hơn. Nhất là về phương diện khảo cổ, từ thập niên60 (thế kỷ trước), ngành này đã đạt được những kết quả vôcùng ngoạn mục. Nhưng những tác phẩm nghiên cứu có hệthống và khoa học vẫn còn cực kỳ ít, ngoại trừ tập một vài tácphẩm mới xuất bản gần đây (2). Đặc biệt về phương diện triếthọc tư tưởng, nhiều hội nghị đã được triệu tập, nhưng vẫn điđến kết luận hết sức lạ lùng là: trong hoàn cảnh tài liệu hiệntại, còn quá sớm để có thể hình thành một tác phẩm loạinày(3).Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi, một nhóm tư nhân rấtthiếu phương tiện, nhưng đã quyết tâm làm việc trong hoàncảnh thiếu thốn, không có tài trợ từ bất cứ nguồn nào, đã tựcho mình trách nhiệm góp phần trong việc soạn thảo nhữngtài liệu cung ứng cho khát vọng tìm về cội nguồn, mà chúngtôi biết trước là rất khó khăn, này. Một tập san mang tên TưTưởng, với mục đích phi thương mại, chỉ lưu hành trong nhómthân hữu và các nhà biên khảo có lòng với văn hóa dân tộc,sống rải rác khắp mọi nơi trên thế giới, đã được phát hành từđầu năm 1999 để làm cây cầu nối những ai muốn thực hiệncon đường tìm về cội nguồn. Đến nay Tập san đã ra được 19số.Cách đây không lâu, Giáo sư Stephen Oppenheimer, một nhànghiên cứu y học nhưng từng nghiên cứu về thời tiền sử, cóxuất bản quyển sách Eden in the East bàn về văn minhĐông Nam Á. Cuốn sách làm chấn động giới nghiên cứu tiềnsử Đông Nam Á. Nhận thấy quyển sách có tầm quan trọngđặc biệt đối với việc tìm hiểu nguồn gốc dân tộc, nên mộtngười trong nhóm chúng tôi (Gs. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn) cóviết một bài điểm sách, và nhân đó, đưa đề nghị Đặt lại vấnđề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam đăng trên TậpSan Tư Tưởng số 15 tháng 8 năm 2001. Bài điểm sách đãđược nhiều tạp chí trong và ngoài nước in lại, và chúng tôi đãnhận được khá nhiều góp ý cũng như phê bình. Vấn đề đặt rađược sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều người ở trong cũngnhư ngoài nước. Trong số những tác giả đã khai triển thêm đềtài này bằng những bài phê bình hết sức xây dựng, Tác giảNguyễn Quang Trọng, trong bài Về nguồn gốc dân tộc ViệtNam và ?Địa đàng ở phương Đông? của ppenheimer (HợpLưu, số 64) là đáng bàn thảo thêm, và đó cũng là đề tài chínhcủa bài viết này của chúng tôi.Chúng tôi cám ơn tác giả Nguyễn Quang Trọng và các tác giảkhác đã bỏ công viết những bài thảo luận có giá trị về vài điềumà chúng tôi đã nêu ra một cách vắn tắt trong bài điểm sách.Bởi bài viết trước của chúng tôi nằm trong dạng điểm sách,nên chúng tôi không có cơ hội khai triển thêm những điều đãphát biểu. Trong bài này, chúng tôi muốn trình bày thêm mộtvài quan điểm chung quanh những ý kiến của tác giả NguyễnQuang Trọng, và chắc cũng là ý kiến của một số bạn đọc quantâm khác. Cố nhiên, có một số điểm chúng tôi sẽ không đề ...

Tài liệu được xem nhiều: