Danh mục

Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - thế kỉ XX đến nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.27 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với sự phát triển đa dạng, không thuần nhất của thơ ca đương đại; sự phức tạp, đa chiều trong quá trình tiếp nhận, đời sống phê bình (thơ) trong mấy thập kỉ gần đây cũng không kém phần sôi động, phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một vài khuynh hướng phê bình thơ cơ bản, từ đó tham chiếu vào sáng tác để hình dung rõ hơn con đường quanh co và không ít ghập ghềnh của một thể loại văn chương trong tiến trình hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - thế kỉ XX đến nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 14-22 MỘT VÀI KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH THƠ TỪ GIỮA THẬP KỈ 80 - THẾ KỈ XX ĐẾN NAY Đặng Thu Thuỷ Đại học Sư phạm Hà Nội1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển đa dạng, không thuần nhất của thơ ca đương đại; sựphức tạp, đa chiều trong quá trình tiếp nhận, đời sống phê bình (thơ) trong mấythập kỉ gần đây cũng không kém phần sôi động, phong phú. Trong bài viết này,chúng tôi muốn đề cập đến một vài khuynh hướng phê bình thơ cơ bản, từ đó thamchiếu vào sáng tác để hình dung rõ hơn con đường quanh co và không ít ghập ghềnhcủa một thể loại văn chương trong tiến trình hội nhập.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phác thảo tình hình phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 đến nay Thơ từ sau 1975 đến đầu những năm 1980 chủ yếu trượt theo quán tính củanền thơ kháng chiến. Từ giữa những năm 1980, thơ mới bắt đầu có những chuyểnđộng rõ nét. Đại hội Đảng VI cùng không khí cởi mở của nó là một luồng sinh khímới thổi mạnh vào đời sống xã hội Việt Nam. Đây chính là một cơ hội, vận hội mớicho sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có thơ và phê bình thơ. Năm 1984-1985 đánh dấu sự ra đời của các tập thơ, bài thơ làm xôn xao thiđàn: Hoa trên đá (Chế Lan Viên), Ánh trăng, Đánh thức tiềm lực (Nguyễn Duy),Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi). Những hiện tượng thơ nàytuy chưa gây được hiệu ứng mạnh mẽ song qua đó, các nhà phê bình đã cảm nhậnđược một hướng tìm tòi mới với giá trị nhân bản: quan tâm đến những vấn đề cánhân riêng tư, những vấn đề nhân sinh thế sự; khao khát hạnh phúc đời thường;sự phức tạp, bí ẩn của tâm hồn con người; tinh thần dũng cảm nhìn thẳng vào sựthật... Từ năm 1988, ý thức về sự đổi mới thơ dấy lên mạnh mẽ. Những cách tân thểnghiệm không còn lẻ tẻ, rời rạc mà đã hình thành thành hệ thống. Trong hai năm14 Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - thế kỉ XX...1988, 1989, có nhiều tập thơ gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng với nhữngluồng dư luận trái chiều: Lối nhỏ (Dư Thị Hoàn), Ngựa biển (Hoàng Hưng), 36 bàitình (Lê Đạt- Dương Tường), Thơ tình Bùi Chí Vinh (Bùi Chí Vinh), Đêm mặt trờimọc (Nguyễn Quốc Chánh), Bến lạ (Đặng Đình Hưng)... Từ năm 1995, không khíphê bình có vẻ bớt phần sóng gió. Các nhà thơ vẫn kiên trì thử nghiệm: Những ngườiđàn bà gánh nước sông (Nguyễn Quang Thiều), Người đi chăn sóng biển (Văn CầmHải), 99 tình khúc (Hoàng Cầm), Ngó lời thơ Haikâu (Lê Đạt), Người hái phù dung(Hoàng Phủ Ngọc Tường), Mùa sạch (Trần Dần), Thơ tự do (Nhiều tác giả), Giọngnói mơ hồ (Nguyễn Hữu Hồng Minh), Khí hậu đồ vật (Nguyễn Quốc Chánh). . . Tình hình sôi động trở lại vào đầu năm 2001 với hiện tượng Vi Thuỳ Linh.Linh chính là người khơi mào cho làn sóng thơ trẻ trong những năm gần đây. Giớilàm thơ trẻ đã làm cho đời sống phê bình trở nên đầy sinh khí. Những năm gần đây, sự cách tân ào ạt đến chóng mặt của các cây bút trẻđã khiến không ít người lạc quan, tin tưởng và hy vọng; và cũng nhiều người tỏ ralo ngại, thậm chí ngờ vực. Những cuộc tranh luận về thơ trẻ từ 2001 đến nay lànhững cuộc tranh luận nảy lửa chưa có hồi kết thúc. Bên cạnh Vi Thùy Linh làPhan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lý Đợi, Bùi Chát, Phan Bá Thọ, LynhBacardi, Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà Bùi, Nguyệt Phạm, Nguyễn ThếHoàng Linh, Ly Hoàng Ly. . . Những gương mặt này có thể coi là đại diện cho mộtthế hệ không còn bị ám ảnh nặng nề với quá khứ, quyết tâm theo đuổi khát vọng đổimới thơ ca, mang đến cho thơ một diện mạo khác. Tác phẩm của họ đã trở thànhtâm điểm của những cuộc xung đột giữa các phe phái: phái già và phái trẻ, bảo thủvà cấp tiến, phái kiên quyết trung thành với lối thơ truyền thống và phái quyết tâmđối thoại với truyền thống, thậm chí phản lại truyền thống. Sôi sục, nóng bỏng hơncả là những cuộc tranh luận xoay quanh sáng tác của hai nhóm: Mở miệng và Ngựatrời ở miền Nam. Tỏ ra thấu hiểu, đồng cảm và cổ vũ với họ hơn cả là các cây bútphê bình cấp tiến, tương đối thấm nhuần các lý thuyết phê bình hiện đại phươngTây: Inrasara, Như Huy... (phần nhiều trong số họ ở hải ngoại). Sát cánh cùng lớp trẻ là những gương mặt đàn anh, tuy cũng từng nặng lòngvới truyền thống song cũng vẫn không nguôi quên khao khát canh tân thơ: MaiVăn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Đặng Huy Giang, Trần QuangQuý, Nguyễn Bình Phương, Trần Tiến Dũng, Trần Anh Thái, Inrasara... Một vàinhà phê bình cũng đã có sự quan tâm thích đáng đến họ, ghi nhận tinh thần cáchtân của họ: Inrasara, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Trọng Tạo... Phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 tới nay đã được tiến hành dưới nhiều cấp độ:một tác giả, một nhóm tác giả, một vấn đề thời sự văn học, một hiện tượng mớinổi... Nhìn chung, được quan tâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: