Danh mục

Một vài mô hình, trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam hiện nay

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.67 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một vài mô hình, trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam hiện nay" nghiên cứu một số mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới là vấn đề đặc biệt quan trọng, từ đó chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài mô hình, trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam hiện nayKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” MỘT VÀI MÔ HÌNH, TRÀO LƯU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Thị Tâm Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Tác giả liên hệ: Trần Thị Tâm, email: tamtt@utt.edu.vn Tóm tắt: Sau khi mô hình xã hội chủ nghĩa Xô Viết ở các nước Đông Âu và Liên Xô tan rã, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đã và đang không ngừng đổi mới để tìm kiếm những mô hình phát triển sáng tạo và phù hợp với điều kiện của nước mình để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, thế giới còn xuất hiện một số trào lưu xã hội chủ nghĩa như trào lưu xã hội dân chủ ở Bắc Âu… Bởi vậy, nghiên cứu một số mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới là vấn đề đặc biệt quan trọng, từ đó chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: chủ nghĩa xã hội; xã hội dân chủ; Trung Quốc; Cuba; Bắc Âu.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu đãvà đang đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Các thế lực chống cộng đã lợi dụng cơ hội này để chống phá sự nghiệp cách mạng.Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúngđắn, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều đó buộc chúng ta phải nhìn vào kếtquả của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và việc xây dựng chủnghĩa xã hội hoặc trào lưu xã hội chủ nghĩa của một số nước trên thế giới hiện naynhư Trung Quốc, Cu Ba, một số nước Bắc Âu để thấy rằng họ đã và đang đạt đượcnhiều thành công. Con đường họ chọn đó là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Cùng với sự tự chủ sáng suốt củamình, việc nghiên cứu học tập việc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các quốc gia trênthế giới và rút ra một số gợi ý cho Việt Nam là việc làm hết sức quan trọng để nướcta vững tin với con đường mà mình đã lựa chọn. 455TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Một số mô hình và trào lưu chủ nghĩa xã hội trên thế giới Thứ nhất, mô hình “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa theophương châm: “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí, hướng vềphía trước”, tiến hành “cải cách làm sinh động bên trong và mở cửa với bên ngoàiđể hiện đại hóa”. Tại Đại hội XII (1982), lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc(1982) đưa ra khái niệm “Chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc”. Năm 1998, sau20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đặng Tiểu Bình đã khẳng định: “Kết hợp chânlý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của nước ta, đi con đường củamình, xây dựng chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc, đó là kết luận cơ bản màchúng ta rút ra được khi tổng kết kinh nghiệm lịch sử lâu dài” (Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, 2021, 131). Đến Đại hội XVI (2002), Đảng Cộng sản TrungQuốc chính thức dùng khái niệm “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Tại Đạihội XIX (2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng khái niệm “chủ nghĩa xã hộiđặc sắc Trung Quốc thời đại mới”. Đó chính là sự kết hợp một cách biện chứng giữachủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Trung Quốc. Sau một thời gian cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra “3cái một”, bao gồm: Xác lập được một chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốcvới 4 trụ cột (chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hiệp thương chính trị và hợptác đa đảng, chế độ tự trị dân tộc, chế độ tự quản của quần chúng ở cơ sở); hìnhthành nên lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, gồm: lý luận Đặng TiểuBình, tư tưởng “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa họchài hòa của Hồ Cẩm Đào và tư tưởng bốn toàn diện của Tập Cận Bình; mở ra conđường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, gồm 5 con đường nhỏ (côngnghiệp hóa kiểu mới, hiện đại hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, phát triểnchính trị và tự chủ sáng tạo đặc sắc Trung Quốc). Tại Đại hội XVIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ bố cục và mục tiêu phấnđấu: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, căn cứ chung là giai đoạnđầu của chủ nghĩa xã hội, mục tiêu chung là ngũ vị nhất thể, nhiệm vụ chung làthực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. 456KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”Trong đó “ngũ vị nhất t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: