Danh mục

Một vài suy nghĩ về việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại khi giảng môn Xã hội học đại cương cho sinh viên không chuyên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.24 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, khoa học Xã hội (Xã hội học) đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người. Song song với các ngành khoa học xã hội khác, Xã hội học đóng vai trò quan trọng của một ngành khoa học cơ bản nghiên cứu về các hiện tượng xã hội, các hoạt động diễn ra trong xã hội. Cùng với chức năng nhận thức, thực tiễn, dự báo, định hướng sự phát triển chung của xã hội, Xã hội học trở thành môn học được đưa vào giảng dạy trong tất cả các trường đại học, cho sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài suy nghĩ về việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại khi giảng môn Xã hội học đại cương cho sinh viên không chuyênHội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 144MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYHIỆN ĐẠI KHI GIẢNG MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINHVIÊN KHÔNG CHUYÊN Nguyễn Thị Hồng Khoa Xã hội học Ở Việt Nam trong những năm gần đây, khoa học Xã hội (Xã hội học) đãdần trở nên quen thuộc với nhiều người. Song song với các ngành khoa học xãhội khác, Xã hội học đóng vai trò quan trọng của một ngành khoa học cơ bảnnghiên cứu về các hiện tượng xã hội, các hoạt động diễn ra trong xã hội. Cùngvới chức năng nhận thức, thực tiễn, dự báo, định hướng sự phát triển chung củaxã hội, Xã hội học trở thành môn học được đưa vào giảng dạy trong tất cả cáctrường đại học, cho sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong quá trình tham gia giảng dạy môn Xã hội học đại cương dành chosinh viên không chuyên ngành Xã hội học, tôi nhận thấy đây là một môn họckhó, khối lượng kiến thức rất đa dạng và phong phú, mang tính lý luận cao. Vớisố lượng sinh viên quá nhiều gây không ít khó khăn cho các giảng viên, nhất lànhững giảng viên muốn áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người họclàm trung tâm. Là một giảng viên trẻ, tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vựcgiảng dạy môn XHH đại cương. Trong quá trình giảng môn học này, tôi luôn cốgắng thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sinh viên không chuyênngành Xã hội học. Tôi cũng đã thử áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đạimà tôi được học từ năm 2004 do Unicef tổ chức tại Hà Nội, với mong muốn làmcho những bài học mang tính lý thuyết trở thành những nội dung mang tính ứngdụng và thực tế, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nội dung bài giảng và hứng thúhơn với môn học này. 1. Thế nào là phương pháp giảng dạy hiện đại? Thông thường, để có được một bài giảng hoàn chỉnh, giáo viên cần phảiđáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về việc xác định mục tiêu giảng dạy cũng nhưnội dung bài giảng, chuẩn bị đầy đủ phương tiện giảng dạy. - Mục tiêu bài giảng: bài giảng hướng tới việc giúp sinh viên hiểu rõ điềugì? Sau khi học xong, sinh viên sẽ có khả năng lĩnh hội được kiến thức đến đâu?Khả năng sinh viên áp dụng được những kiến thức, kinh nghiệm đã học vào thựctế cuộc sống đến mức nào? - Nội dung bài giảng: gồm có những phần thông tin mà giáo viên muốncung cấp cho sinh viên, những khái niệm, phạm trù cần làm rõ, những kỹ năngcần được huấn luyện và thực hành, … - Phương tiện giảng dạy: đó có thể là giáo án, máy móc, phòng thínghiệm hoặc chỉ đơn giản là các công cụ minh họa cho bài giảng như giấy màu,hình ảnh,… Trước đây, hoạt động dạy và học đa phần theo phương pháp truyền thống,khuynh hướng một chiều, như sơ đồ 1:Mục tiêu Nội dung Phương tiệnHội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 145 Ở đây, mối quan hệ một chiều mang tính chất đơn giản theo ý nghĩa: saukhi xác định mục tiêu giảng dạy, giảng viên sẽ thiết lập nội dung bài giảng và tìmphương tiện hỗ trợ thiết thực nhất cho phần bài giảng của mình. Các yếu tố trêntồn tại độc lập theo từng giai đoạn chuẩn bị giáo án và lên lớp. Cùng với những chuyển biến trong quan niệm về dạy và học nói chung,phương pháp giảng dạy hiện nay ít nhiều đã có sự thay đổi dựa trên sự tương hỗcủa cả ba yếu tố trên, theo sơ đồ 2. Mục tiêu TƯƠNG HỖ TƯƠNG HỖ Nội dung Phương tiện TƯƠNG HỖ Trong cách nhìn mới này, các yếu tố mục tiêu giảng dạy, nội dung bàigiảng và phương tiện truyền đạt không còn tồn tại độc lập nữa mà có sự tươngtác, hỗ trợ qua lại. Nội dung bài giảng và phương tiện giảng dạy bổ sung, minhhọa nhằm thể hiện rõ mục tiêu bài giảng, ý đồ truyền tải thông tin từ phía giảngviên trong suốt quá trình giảng dạy. Giảng viên phải kết hợp nhuần nhuyễn cả bayếu tố trên trong từng bài giảng nhằm giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức mộtcách rõ ràng nhất, hoàn chỉnh nhất. Từ mô hình giảng dạy hiện đại trên, chúng ta có thể thấy bản chất toànvẹn của quá trình dạy và học, trong tương tác giữa hai chủ thể chính là giảng viênvà sinh viên, diễn ra theo mô hình như sau: Mục tiêu Nội dung Phương tiện Giảng viên Sinh viên Như vậy, phương pháp giảng dạy hiện đại là cách thức người giảng viênkết hợp linh động, nhuần nhuyễn các yếu tố mục tiêu, nội dung bài giảng vàphương tiện giảng dạy với chủ thể sinh viên. Ngược lạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: