Danh mục

Một vài vấn đề lý thuyết cần thống nhất trong học phần tiếng Việt thực hành tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.47 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình dạy học Tiếng Việt thực hành ở Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, về cơ bản, chúng tôi thống nhất các nội dung giảng dạy học phần. Bài viết đi tìm lời giải đáp cho những thuật ngữ, khái niệm, nội dung chưa được thống nhất đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài vấn đề lý thuyết cần thống nhất trong học phần tiếng Việt thực hành tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CẦN THỐNG NHẤT TRONG HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRUNG ƢƠNG TS. Lê Thị Kim Cúc Khoa Giáo dục mầm non Tóm tắt: Trong quá trình dạy học Tiếng Việt thực hành ở Trường Cao đẳngSư phạm Trung ương, về cơ bản, chúng tôi thống nhất các nội dung giảng dạy họcphần. Tuy nhiên, vẫn còn một vài thuật ngữ, khái niệm và nội dung kiến thức tronggiáo trình khiến chúng tôi băn khoăn do chưa có cách hiểu thống nhất, chưa có sựphân biệt bản chất giữa các khái niệm gần nhau. Chẳng hạn, các cặp/nhóm kháiniệm: “loại văn bản - phong cách chức năng”, “cấu trúc đoạn văn - kiểu lập luận -cấu trúc lập luận” hoặc nội dung “yêu cầu về nghĩa của câu trong văn bản”. Điềunày có ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dạy học học phần. Bài viết đi tìm lờigiải đáp cho những thuật ngữ, khái niệm, nội dung chưa được thống nhất đó. Từ khóa: Khái niệm, thống nhất, Tiếng Việt thực hành 1. Đặt vấn đề Học phần “Tiếng Việt thực hành” có nhiệm vụ giúp người học hệ thốnghóa những kiến thức Tiếng Việt cơ bản, giúp người học nắm chính xác các thuậtngữ, khái niệm ngôn ngữ, các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Trong thực tế dạyhọc học phần, với tư cách người dạy, chúng tôi nhận thấy, người học chưa hiểuchính xác bản chất của một vài khái niệm, còn hay nhầm lẫn chúng khi thựchành Tiếng Việt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượngdạy học học phần chưa đáp ứng mục tiêu đã được xác định trong đề cương chitiết học phần; người học còn mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tiếpnhận và tạo lập đoạn văn, văn bản chưa đúng, chưa hay; chất lượng giao tiếpTiếng Việt chưa cao… Bài viết mong muốn tìm một tiếng nói thống nhất giữanhững người dạy và người học về một vài thuật ngữ, khái niệm thuộc nội dunghọc phần, nhằm nâng cao chất lượng dạy học; chất lượng sử dụng Tiếng Việtcủa người học trong học tập, giao tiếp và cuộc sống. 22 2. Nội dung 2.1. Các thuật ngữ, khái niệm cần phân biệt 2.1.1. “Loại văn bản” - “phong cách chức năng” Trong giáo trình có viết: “...mỗi văn bản cũng có sự lựa chọn và tổ chứccác phương tiện ngôn ngữ nhất định (các phương tiện từ ngữ, câu, bố cục, chữviết...)[9,28]. Tất cả các văn bản có những đặc điểm giống nhau về các phương tiện trênđây họp thành một loại, một kiểu, hay một phong cách văn bản”. Đồng thời,giáo trình kể tên 6 loại văn bản: văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bảnnghị luận, văn bản báo, văn bản nghệ thuật và văn bản sinh hoạt”. Như vậy, giáo trình coi 6 loại văn bản trên cùng một loại, một kiểu hay mộtphong cách văn bản. Vậy văn bản nghị luận được dùng ở đây có phải là phong cách nghị luậnkhông? Chúng tôi đã rà soát cách hiểu khái niệm này trong một số tài liệu khác. Trong cuốn [7, 63], theo Đinh Trọng Lạc, phong cách học ngôn ngữ (có khicòn được gọi là phong cách kết cấu hoặc phong cách học chức năng) có nhiệmvụ khảo sát các phong cách chức năng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảmcủa ngôn ngữ. Ông cho rằng có 5 phong cách chức năng của hoạt động lời nóitrong tiếng Việt. Đó là: Phong cách hành chính - công vụ; Phong cách khoa học;Phong cách báo chí - công luận; Phong cách chính luận; Phong cách sinh hoạthằng ngày. Các phong cách chức năng này thuộc phong cách học ngôn ngữ(khoa học ngôn ngữ), còn phong cách nghệ thuật thuộc phong cách học ngônngữ nghệ thuật (khoa học ngữ văn). Theo Cù Đình Tú [12, 31]: Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ làmột trong những vấn đề trung tâm và là một trong những phạm trù cơ bản nhấtcủa phong cách học. Đôi khi nhờ văn cảnh cho phép và để giản tiện, người tadùng thuật ngữ “phong cách ngôn ngữ” hoặc “phong cách” với ý nghĩa là“phong cách chức năng ngôn ngữ”. Phong cách chức năng ngôn ngữ là dạng tồntại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiệnbiểu hiện tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố giao tiếp ngoài ngôn ngữ như hoàncảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp. Ôngphân loại phong cách chức năng ngôn ngữ dựa vào nhiệm vụ giao tiếp (chứcnăng giao tiếp) gồm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày (chức năng traođổi tư tưởng, tình cảm); phong cách công vụ hằng ngày, phong cách hành chính 23giấy tờ, phong cách khoa học (chức năng thông báo); phong cách chính luận,phong cách nghệ thuật, văn chương (chức năng tác động tư tưởng, tình cảm).Ông không nhắc đến phong cách báo. Trong cuốn [9,149], phần 5: Phong cách học Tiếng Việt, Lã Thị Bắc Lý đãtrình bày 6 phong cách chức năng: phong cách hành chính - công vụ; phongcách khoa học, phong cách chính luận, phong cách thôn ...

Tài liệu được xem nhiều: